Nhân điều Việt Nam chiếm 50% giá trị xuất khẩu toàn cầu

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - VITIC (Bộ Công Thương), giá điều xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 11,14% so với tháng 9/2014.
Tính chung 9 tháng năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Nếu như các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cao su, cà phê, gạo đang giảm về cả giá và lượng, thì hạt điều xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhờ giá xuất khẩu tăng và nhu cầu đang tốt.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu điều ước đạt 1,78 tỉ USD, tăng 20,62% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 304 triệu USD).
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc tiếp tục duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 36,29%, 12,56% và 12,32% tổng giá trị xuất khẩu.
Các thị trường có kim ngạch tăng mạnh là Đức với 79,7%, Thái Lan với 51,38%, Hoa Kỳ với 35,33%, Hà Lan với 33,67% và Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất với 22,01%.
VITIC dự báo, trong những tháng cuối năm 2015, thị trường điều thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực như, thị trường nội địa Ấn Độ đang chuyển động chuẩn bị cho lễ hội ánh sáng “Diwali” kéo dài trong 5 ngày. Điều này dẫn đến nhu cầu mua hàng trong dịp lễ dự báo tăng cao ở khu vực phía Bắc và Tây Ấn Độ.
Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành cũng dự báo, thị trường điều thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực trong nửa đầu quý IV/2015.
Nguyên nhân là do tất cả thị trường từ châu Mỹ đến châu Âu và châu Á sẽ phải tập trung cho đợt mua hàng quan trọng nhất trong năm, đó là Giáng sinh và Tết Dương lịch 2016.
Với những kết quả dự báo đạt được trong năm 2015 ngành điều Việt Nam sẽ đánh dấu mốc chiếm gần 50% tổng giá trị nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Cụ thể, giá trị thương mại ngành điều thế giới ước khoảng 8 tỉ USD, bao gồm 5 tỉ USD thương mại nhân điều và 3 tỉ USD thương mại điều thô, như vậy, với dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm nay đạt 2,2 tỉ USD sẽ chiếm gần 50% giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm

Vào lúc 7h, 29/5/ 2014, tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Ban quản lý dự án Điệp cùng đại diện các cơ quan chức năng và 50 ngư dân đã thả 2000 con giống Điệp xuống biển để tái tạo nguồn lợi. Giống điệp quạt này được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Nha Trang.

Từ ngày 26.5 đến nay, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) hành nghề mành trủ trúng đậm cá nục gai, cá giò; có thuyền trúng lớn đến 26 tấn cá. Giá cá nục gai ngày đầu 90 ngàn đồng/két (1 két 12 kg), cá giò 50 ngàn đồng/két, do sản lượng đánh bắt nhiều hiện giá cá nục gai giảm còn 70 - 75 ngàn đồng/két và 40 - 45 ngàn đồng/két cá giò.

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.

Nhờ nuôi cho lãi cao, ít dịch bệnh nên nhiều người dân ở xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần ổn định cuộc sống.

Vài năm trở lại đây, cây ớt xuất khẩu đã trở thành một trong những cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế thuộc loại cao nhất trên các xứ đồng trong tỉnh Thanh Hóa. Nhiều địa phương đã liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để ký hợp đồng trồng ớt cho các doanh nghiệp. Nông dân cũng có lãi cao và đem lại thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.