Nông dân Hà Nội có nguy cơ đổ nợ ngân hàng vì nuôi gà thua lỗ

Theo ghi nhận của chúng tôi, với khoản vay ngân hàng 200 triệu đồng phục vụ nuôi gà đẻ trứng , việc nuôi gà của anh Nguyễn Văn Minh (Tốt Động, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) trong 2 năm nay chỉ bị lỗ hay hòa chứ chưa hề có lãi.
Tuy nhiên, anh Minh vẫn đang cố cầm cự qua từng vụ với hy vọng kiếm đủ tiền trả lãi để không bị vỡ nợ ngân hàng.
Kém may mắn hơn anh Minh, vợ chồng anh Hà Huy Túy và chị Nguyễn Thị Thuỳ ở Tốt Động đã vay 300 triệu đồng trong số vốn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư nuôi khoảng 10.000 con gà đẻ trứng.
Tuy nhiên, tất cả những gì anh chị còn lại hiện nay là khu chuồng nuôi trống trơn. Do bị lỗ triền miên, anh chị không còn tiền để tái đàn.
Ở Tốt Động, ước tính có hàng trăm hộ nuôi gà đã vay vốn ngân hàng, trung bình mỗi hộ vay khoảng 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, chưa có hộ chăn nuôi gà nào tại địa phương này trả được nợ gốc .
Có thể bạn quan tâm

Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.

Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.

Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.