Sa Pa hỗ trợ nông dân ủ dự trữ hơn 80 tấn cỏ cho gia súc
Nông dân Sa Pa cắt cỏ để ủ làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông.
Theo đó, người dân các xã được hỗ trợ dự trữ 4.028 bao cỏ ủ chua làm thức ăn cho đàn gia súc, với tổng kinh phí thực hiện gần 170 triệu đồng, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ hơn 89 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp để thực hiện.
Hiện, toàn huyện Sa Pa có 40.285 con gia súc, trong đó trâu 9.740 con, bò 1.395 con, ngựa 250 con, còn lại là các loại gia súc nhỏ.
Thời tiết mùa đông ở Sa Pa rất lạnh, hằng năm đều có hiện tượng gia súc chết do thiếu thức ăn và rét, do đó việc hỗ trợ người chăn nuôi dự trữ nguồn thức ăn sẽ giúp cho đàn gia súc trên địa bàn phát triển ổn định và đảm bảo số lượng đàn trong mùa đông.
Có thể bạn quan tâm
Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, nhất là vào vụ thanh long mùa, HTX Phan Long đang trên đà gia tăng sản xuất sản phẩm thanh long sấy khô. Qua đó, vừa tạo hướng đi mới trong công nghệ chế biến thanh long sau thu hoạch, vừa góp phần giải quyết đầu ra cho thanh long Bình Thuận...
Bình Thuận là một trong nhiều tỉnh, thành ven biển từ Ninh Thuận trở vào chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Mới đây, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội thảo bàn giải pháp phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trước thách thức BĐKH ở các tỉnh, thành phía Nam, thu hút đông đảo các nhà lãnh đạo, khoa học tham gia đưa ra các giải pháp thích ứng.
Sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng năm nay “trúng mùa được giá”, nhiều bà con nông dân phấn khởi.
Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) hiện có hơn 62.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó phần lớn được người dân nuôi theo hình thức truyền thống là tôm – cua – cá kết hợp, những tháng đầu năm do điều kiện thời tiết không thuận lợi cộng với việc giá cả lên xuống thất thường nên nhiều diện tích tôm nuôi của bà con gặp rất nhiều khó khăn.
Liên tiếp mấy tuần qua, ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven cửa biển thuộc các huyện: Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì liên tiếp được mùa, trúng đậm mực biển với số lượng lớn. Chỉ sau mỗi chuyến ra khơi khai thác khoảng 5 - 6 ngày, các tàu trở về cập cảng cá Cửa Sót, Cửa Nhượng, Xuân Hội… trên khoang đều chất đầy ắp mực tươi rói.