Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai

Giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh đã khiến nhiều nông dân Xuân Lộc (Đồng Nai) thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi để chuồng trống.
Sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi sụt giảm mạnh, từ 40 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn khoảng 32 - 33 ngàn đồng/kg - mức giá thấp kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Anh Nguyễn Văn Thanh (ấp Tân Bình 1, xã Lang Minh) cho biết, gia đình sắp xuất chuồng 27 con heo thịt, song với giá bán chỉ còn 32 ngàn đồng/kg, mỗi con heo sẽ lỗ từ 180 - 200 ngàn đồng. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi tại huyện Xuân Lộc, mỗi con heo từ khi lọt lòng đến thời điểm xuất bán khoảng 5 tháng. Hộ nào tự sản xuất heo giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí cho một con heo từ khi bắt đầu nuôi đến ngày bán tốn khoảng 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phải mua con giống và mua thức ăn chăn nuôi thì chi phí đầu tư sẽ đội lên thêm từ 400 - 500 ngàn đồng/con. Với giá heo hiện nay, người chăn nuôi sẽ cầm chắc phần thua lỗ trên dưới 500 ngàn đồng/con. Giá heo giảm mạnh, nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở đâu ra tiền để trả cho chủ đại lý cám, chưa kể một số hộ còn vay tiền ngân hàng về đầu tư, khiến cho khó khăn thêm trầm trọng. Theo thống kê, tổng đàn heo trên địa bàn huyện Xuân Lộc khoảng 300 ngàn con, trong đó chăn nuôi hộ gia đình chiếm gần 50%, số còn lại là chăn nuôi tập trung ở các trang trại. Trước tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, người chăn nuôi rất mong muốn thị trường đầu ra ổn định, bền vững hơn.Có thể bạn quan tâm

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.

Sau một thời gian dài bị cuốn theo “cơn lốc ti tan”, gần đây nhiều ngư dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quay trở lại với nghề biển của cha ông. Nhờ kinh nghiệm đi biển dày dạn, thuyền chài, ngư lưới cụ được chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi… mà những mùa biển gần đây ngư dân Vĩnh Thái liên tiếp thắng lợi. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2014, nhiều ngư dân đã có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ tích cực bám biển.

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.