Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Giá, Nội Địa Rớt Mạnh

Dù giá cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu đã tăng mạnh trở lại bất chấp Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng mức thuế chống bán phá giá vào thị trường này, tuy nhiên, giá cá nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL vẫn giảm mạnh trong những ngày gần đây.
Ông Huỳnh Thanh Liêm, nhân viên kinh doanh (phụ trách mảng xuất khẩu) Công ty TNHH thủy sản Biển Đông (TP. Cần Thơ), cho biết hiện giá cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng từ 0,3 - 0,5 đô la Mỹ/kí lô gam, lên mức giá 3,9 - 4,1 đô la Mỹ/kí lô gam so với mức giá trước khi DOC tăng thuế chống bán phá giá. Theo ông Liêm, dù giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ có tăng trong những ngày qua nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường này vẫn yếu, có rất ít doanh nghiệp bán được với mức giá mới này. Trong khi đó, thông tin từ những hộ nuôi cá tra tại ĐBSCL, cho biết hiện giá cá nguyên liệu đang giảm mạnh và dao động ở mức rất thấp. Cụ thể, tại An Giang giá cá dao động chỉ 19.000 – 21.000 đồng/kí lô gam (tùy loại), giảm bình quân 1.000 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây một tuần. “Cách đây mấy hôm, có một doanh nghiệp điện thoại hỏi mua cá của tôi với giá 21 đồng (21.000 đồng/kí lô gam - PV) đối với loại thịt trắng nhưng họ nói mua thiếu 1 tháng mới trả tiền. Giá cá như thế này bán ra lỗ chết luôn”, ông Nguyễn Hữu Nguyên, hộ nuôi cá tra tại huyện Châu Phú, An Giang cho biết. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, hiện cá tra nguyên liệu tại huyện Tân Hồng và Châu Thành có giá dao động từ 21.500 – 22.000 đồng/kí lô gam đối với loại thịt trắng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, theo bà con nuôi cá tra, giá bán thực tế chỉ 20.000 – 21.000 đồng/kí lô gam, giảm 700 – 1.200 đồng/kí lô gam so với mức giá cách nay khoảng 1 tuần. Bà con nuôi cá tra tại ĐBSCL, cho biết với giá nguyên liệu quá thấp như hiện nay, người nuôi đang phải chịu lỗ 3.000 – 4.000 đồng/kí lô gam cá nguyên liệu bán ra.Có thể bạn quan tâm

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.

Tốt nghiệp cao đẳng và đi làm một thời gian nhưng không khá nổi, anh Trương Văn Phúc (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) bỏ về quê... xúi gia đình bán con bò lấy 4 triệu đồng để đầu tư nuôi gà sao.