Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ruộng Lúa Bờ Hoa, Cháy Rầy Lùi Xa Ở Hậu Giang

Ruộng Lúa Bờ Hoa, Cháy Rầy Lùi Xa Ở Hậu Giang
Ngày đăng: 07/03/2014

Vụ Đông xuân này, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ khoảng 8.800ha lúa, trong đó có 2.200ha lúa thơm Jasmine 85. Đây là lúa có giá trị kinh tế cao nhưng dễ nhiễm rầy nâu, vụ này rầy có lúc mật số tới 20.000 con/m2, nhưng ở những ruộng lúa thơm áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” thì không bị sâu rầy mật số cao, lại trúng mùa.

Trong khi 1.200ha lúa thơm ở huyện Châu Thành A bị nhiễm rầy nâu và có khoảng 270ha nhiễm nặng, mật số từ 3.000-20.000 con/m2 làm lúa cháy lá chân, nguy cơ giảm năng suất cao, thì ruộng lúa Jasmine của ông Nguyễn Trung Chánh, ở ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây sắp thu hoạch rồi nhưng bộ lá đồng còn xanh, bông thì dài, hạt chắc tới cậy, năng suất không dưới 1,2 tấn/công. Đó là nhờ ông trồng hoa sao nhái, đậu bắp, đậu xanh trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch tiêu diệt sâu rầy. Điều đáng nói là vụ này, ông giảm được chi phí phun thuốc trừ sâu rầy 2,5 triệu đồng/ha lúa.

Ông Chánh so sánh: “Hồi năm rồi, lúa 18-20 ngày tuổi tôi xịt thuốc trừ sâu đục bẹ, rồi lúa trổ xịt thêm một lần nữa, nhưng mà năm nay trồng hoa trên bờ ruộng thì 2 đợt này không xịt. Năm nay, ruộng lúa ở những nơi khác bị nhiễm rầy nâu mật số rất cao nhưng mật số rầy trong ruộng của tôi thì rất thấp”.

Không chỉ ruộng của ông Chánh mà vụ Đông xuân này 10ha lúa thơm Jasmine 85 của 12 hộ dân ở khu vực cánh đồng mẫu Trường Long Tây, được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh kết hợp với huyện Châu Thành A trình diễn mô hình trồng hoa bờ ruộng đều giảm ít nhất 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy mà lúa vẫn trúng.

Ngoài mô hình trình diễn ở khu vực cánh đồng mẫu Trường Long Tây thì vụ này, hàng trăm héc-ta khác nông dân tự trồng hoa và trồng các loại rẫy cho nhiều phấn hoa xung quanh ruộng lúa đều không bị sâu rầy mật số cao.

Điển hình như ruộng lúa thơm Jasmine của ông Nguyễn Văn Hớn, ở ấp Trường Lợi, xã Trường Long A, vào lúc rầy nâu trên lúa thơm ở một số ruộng lân cận đang ở đỉnh điểm 20.000 con/m2 thì lúa của ông có bờ đê trồng bắp lai, đậu xanh bao quanh trổ bông khỏe khoắn, bông dài, chắc hạt.

Dường như rầy nâu không dám “bén mảng” đến ruộng lúa này. Ông Hớn chia sẻ: “Tôi trồng bắp lai, trồng đậu xanh dẫn dụ thiên địch, mặt khác tôi sạ hàng, 40 ngày đầu tôi không xịt sâu nên bảo vệ được thiên địch tiêu diệt hết sâu rầy”.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang Trần Ngọc Thể cho biết: “Bất cứ loài hoa nào có mật đều có thể trồng được, ngay cả những cây trồng như đậu bắp, đậu xanh hay tất cả những loại rẫy nào có hoa đều trồng được trên bờ ruộng, vừa cho thu hoạch vừa bảo vệ hệ thiên địch trên đồng ruộng”.

Từ hiệu quả này, ngành chức năng tổ chức hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình trồng hoa bờ ruộng ra 225ha lúa ở cánh đồng mẫu và các nơi khác, nhất là những vùng trồng lúa thơm. Ông Nguyễn Hoàng Hôn, nông dân ở xã Trường Long Tây sau khi tham quan mô hình công nghệ sinh thái, trồng hoa bờ ruộng, ông tâm đắc: “Làm mô hình này thấy nó cũng hay, hiệu quả. Trồng hoa này dẫn dụ thiên địch, hạn chế sâu rầy, hạn chế số lần phun thuốc trong vụ mà nó không làm ô nhiễm môi trường”.

Áp dụng công nghệ sinh thái, nông dân trồng lúa thơm ở huyện Châu Thành A không còn nỗi lo cháy rầy, mà còn giúp bảo vệ sức khỏe nhà nông, tạo ra nông sản sạch, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.


Có thể bạn quan tâm

Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

07/03/2013
Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa) Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

07/03/2013
Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

08/03/2013
Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

08/03/2013
Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

10/03/2013