Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ruộng Lúa Bờ Hoa, Cháy Rầy Lùi Xa Ở Hậu Giang

Ruộng Lúa Bờ Hoa, Cháy Rầy Lùi Xa Ở Hậu Giang
Publish date: Friday. March 7th, 2014

Vụ Đông xuân này, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ khoảng 8.800ha lúa, trong đó có 2.200ha lúa thơm Jasmine 85. Đây là lúa có giá trị kinh tế cao nhưng dễ nhiễm rầy nâu, vụ này rầy có lúc mật số tới 20.000 con/m2, nhưng ở những ruộng lúa thơm áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” thì không bị sâu rầy mật số cao, lại trúng mùa.

Trong khi 1.200ha lúa thơm ở huyện Châu Thành A bị nhiễm rầy nâu và có khoảng 270ha nhiễm nặng, mật số từ 3.000-20.000 con/m2 làm lúa cháy lá chân, nguy cơ giảm năng suất cao, thì ruộng lúa Jasmine của ông Nguyễn Trung Chánh, ở ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây sắp thu hoạch rồi nhưng bộ lá đồng còn xanh, bông thì dài, hạt chắc tới cậy, năng suất không dưới 1,2 tấn/công. Đó là nhờ ông trồng hoa sao nhái, đậu bắp, đậu xanh trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch tiêu diệt sâu rầy. Điều đáng nói là vụ này, ông giảm được chi phí phun thuốc trừ sâu rầy 2,5 triệu đồng/ha lúa.

Ông Chánh so sánh: “Hồi năm rồi, lúa 18-20 ngày tuổi tôi xịt thuốc trừ sâu đục bẹ, rồi lúa trổ xịt thêm một lần nữa, nhưng mà năm nay trồng hoa trên bờ ruộng thì 2 đợt này không xịt. Năm nay, ruộng lúa ở những nơi khác bị nhiễm rầy nâu mật số rất cao nhưng mật số rầy trong ruộng của tôi thì rất thấp”.

Không chỉ ruộng của ông Chánh mà vụ Đông xuân này 10ha lúa thơm Jasmine 85 của 12 hộ dân ở khu vực cánh đồng mẫu Trường Long Tây, được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh kết hợp với huyện Châu Thành A trình diễn mô hình trồng hoa bờ ruộng đều giảm ít nhất 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy mà lúa vẫn trúng.

Ngoài mô hình trình diễn ở khu vực cánh đồng mẫu Trường Long Tây thì vụ này, hàng trăm héc-ta khác nông dân tự trồng hoa và trồng các loại rẫy cho nhiều phấn hoa xung quanh ruộng lúa đều không bị sâu rầy mật số cao.

Điển hình như ruộng lúa thơm Jasmine của ông Nguyễn Văn Hớn, ở ấp Trường Lợi, xã Trường Long A, vào lúc rầy nâu trên lúa thơm ở một số ruộng lân cận đang ở đỉnh điểm 20.000 con/m2 thì lúa của ông có bờ đê trồng bắp lai, đậu xanh bao quanh trổ bông khỏe khoắn, bông dài, chắc hạt.

Dường như rầy nâu không dám “bén mảng” đến ruộng lúa này. Ông Hớn chia sẻ: “Tôi trồng bắp lai, trồng đậu xanh dẫn dụ thiên địch, mặt khác tôi sạ hàng, 40 ngày đầu tôi không xịt sâu nên bảo vệ được thiên địch tiêu diệt hết sâu rầy”.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang Trần Ngọc Thể cho biết: “Bất cứ loài hoa nào có mật đều có thể trồng được, ngay cả những cây trồng như đậu bắp, đậu xanh hay tất cả những loại rẫy nào có hoa đều trồng được trên bờ ruộng, vừa cho thu hoạch vừa bảo vệ hệ thiên địch trên đồng ruộng”.

Từ hiệu quả này, ngành chức năng tổ chức hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình trồng hoa bờ ruộng ra 225ha lúa ở cánh đồng mẫu và các nơi khác, nhất là những vùng trồng lúa thơm. Ông Nguyễn Hoàng Hôn, nông dân ở xã Trường Long Tây sau khi tham quan mô hình công nghệ sinh thái, trồng hoa bờ ruộng, ông tâm đắc: “Làm mô hình này thấy nó cũng hay, hiệu quả. Trồng hoa này dẫn dụ thiên địch, hạn chế sâu rầy, hạn chế số lần phun thuốc trong vụ mà nó không làm ô nhiễm môi trường”.

Áp dụng công nghệ sinh thái, nông dân trồng lúa thơm ở huyện Châu Thành A không còn nỗi lo cháy rầy, mà còn giúp bảo vệ sức khỏe nhà nông, tạo ra nông sản sạch, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.


Related news

Khó khăn cho người nuôi tôm hùm Khó khăn cho người nuôi tôm hùm

Tình hình bệnh trên tôm hùm nuôi ở TX Sông Cầu (Phú Yên) diễn biến rất phức tạp, khiến người nuôi gặp khó khăn. Trong khi đó, hiện là thời điểm xuất bán tôm hùm thịt, nhưng giá tôm xuống thấp làm cho người nuôi ở TX Sông Cầu đã khó lại càng khó khăn hơn…

Thursday. April 16th, 2015
Nông dân còn “thờ ơ” với VietGAP Nông dân còn “thờ ơ” với VietGAP

Đến cuối năm 2015, muốn nuôi cá tra xuất khẩu, ngư dân phải nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là điều kiện bắt buộc mà Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Song, ngư dân trong tỉnh An Giang hiện vẫn “thờ ơ” với quy định này.

Thursday. April 16th, 2015
Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Thursday. April 16th, 2015
Nuôi dê thịt ở miền Tây Nuôi dê thịt ở miền Tây

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.

Thursday. April 16th, 2015
Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức

Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Thursday. April 16th, 2015