Việt Nam Trúng Thầu Bán 800.000 Tấn Gạo Cho Philippines

Chiều ngày 15/4, cơ quan Lương thực quốc gia Philippines đã công bố Việt Nam trúng thầu bán cho nước này 800.000 tấn gạo.
Loại gạo Việt Nam trúng thầu là 15% tấm, giao hàng tập trung từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Giá trúng thầu từ 436-441,25 USD/tấn. Đây là một tin vui đối với các doanh nghiệp và nông dân vì với hợp đồng này, giá lúa trong nước có thể sẽ được nâng lên trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến 15/4, các doanh nghiệp đã thu mua được 743.000 tấn gạo trong chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn. Thời gian mua tạm trữ chỉ còn 15 ngày, trong khi phải mua hơn 250.000 tấn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.
Nguyên nhân tiến độ mua tạm trữ chậm là do nhiều doanh nghiệp đến đầu tuần này mới được ngân hàng giải ngân vốn. Ngoài ra, hiện còn ba doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ 18.000 tấn nhưng chưa mua gồm: Công ty Docimexco, Công ty Võ Thị Thu Hà, Công ty Lộc Anh.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.