Ruốc Trúng Mùa

Với phương tiện đánh bắt nhỏ, mỗi ngày ngư dân thu được khoảng 20 - 30 kg ruốc tươi, trừ chi phí vẫn còn lãi từ 200.000 - 400.000 đ tùy sản lượng.
Dù cái nắng tháng năm khá oi ả nhưng hàng chục hộ dân vẫn lao động cật lực phơi ruốc tươi dọc theo tuyến đê biển, từ Phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu) đến gần huyện Đông Hải (Bạc Liêu).
Chị Lê Thị Ứt Mừng, ngụ ấp 14, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình người đã làm nghề này trên 20 năm cho biết: Ruốc tập trung cao điểm vào tháng 3 và 4 âm lịch hằng năm. Ngư dân đánh bắt từ phương pháp đi te bằng lưới mành dọc theo ven biển bằng ghe nhỏ. Ruốc có giá nhất hiện nay là ruốc bông lau đang được thương lái mua với giá 15.000 đ/ruốc tươi. Ruốc các loại khác được mua thấp hơn và phân ra loại 2 và 3.
Thông thường nắng gắt, ruốc tươi sau khi phơi khoảng 3 giờ là đã khô và cân bán cho các thương lái đến mua tại chỗ. Giá loại 1 hiện là 45 đến 50.000 đ/kg; loại 2 từ 30 đến 35.000 đ/kg; loại 3 từ 20 đến 25.000 đ/kg.
Chị Mừng cho biết thêm, với một phương tiện đánh bắt nhỏ, mỗi ngày ngư dân thu được khoảng 20 đến 30 kg ruốc tươi, trừ chi phí vẫn còn lãi từ 200 đến 400.000 đ tùy sản lượng. Năm nay sản lượng tăng hơn năm trước.
Ruốc Bạc Liêu rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì có vị ngọt đặc trưng, vỏ mềm dễ chế biến nhiều loại thức ăn. Nhiều cơ sở kinh doanh còn chọn ruốc bông lau Bạc Liêu để chế biến mắm ruốc “đặc biệt” rất hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.

Trông dáng người thấp đậm, lấm lem bùn đất chẳng ai ngờ anh Đinh Đăng Tuân ở xã Hưng Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã là chủ một trang trại cá giống rộng gần 4ha, trị giá hàng tỷ đồng. Và ít người biết rằng, để có được cơ nghiệp ngày hôm nay Tuân bắt đầu khởi nghiệp từ nghề bán kem dạo...

Có những làng chài các thế hệ nối tiếp nhau đi biển, gắn chặt cuộc đời mình với những dập dềnh của sóng, mặn mòi của biển và cả những cơ cực, hiểm nguy khi vươn khơi giữa đại dương mênh mông.

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.

Cả gan đi đầu và làm lớn, nhưng ông Bùi Ngọc Liêm lại chưa từng nếm mùi thất bại trong sản xuất- kinh doanh. Ngạc nhiên với điều này nên mặc dù trời rét đậm, mưa phùn dày hạt, chúng tôi vẫn nằng nặc bảo ông Liêm đưa ra ao tôm để mục sở thị điều ông nói: “Làm giàu không khó!”.