Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rùa bò trên đất lúa chuyển đổi

Rùa bò trên đất lúa chuyển đổi
Ngày đăng: 18/07/2015

Chuyển đổi nhưng chưa rõ thị trường

Tháng 4.2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 580 về việc hỗ trợ tiền chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là khu vực trọng tâm với 112.000ha cần chuyển đổi trong vòng 2 năm (2014-2015), song trên thực tế, diện tích chuyển đổi toàn khu vực còn rất thấp. Ông Cao Văn Hóa- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết: “Hiện chúng tôi chủ yếu mới chuyển đổi theo mô hình luân canh lúa- màu (chủ yếu là rau, dưa giống), ngô để ăn với diện tích khoảng 2.000ha, còn ngô để làm thức ăn chăn nuôi hiện hầu như không chuyển đổi được”.

Theo ông Hóa, sở dĩ việc chuyển đổi diện tích ngô chuyên dùng làm thức ăn chăn nuôi (TACN) chưa đạt hiệu quả là do vấn đề cơ giới hóa còn khó khăn, các doanh nghiệp tham gia thu mua còn ít, giá cả còn bấp bênh, nên người dân chưa mấy mặn mà và nếu trồng ngô thì không thể luân canh được, mà phải có đất chuyên trồng ngô.

Một vấn đề nữa, theo ông Hóa là chuyển đổi nhưng chúng ta cũng phải tính tới vấn đề thị trường, chứ như hiện nay tỉnh nào cũng chuyển đổi, toàn sang trồng rau, màu rồi khi thu hoạch sẽ biết bán ở đâu. Bởi lúa còn trữ được, nhưng rau màu thì không thể để được lâu.

Là tỉnh có diện tích trồng lúa hàng năm lên tới 500.000ha, nên sản lượng lúa dư thừa hàng năm của Đồng Tháp rất lớn. Tuy vậy, cho đến nay toàn tỉnh mới chuyển sang trồng được có 4.000ha ngô, trong đó chỉ có khoảng 2.000ha ngô làm TACN, còn lại là ngô nếp dùng để ăn. Ông Nguyễn Văn Công- Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Tháp cho biết: “Ngoài ngô, chúng tôi cũng chuyển được 6.000ha trồng mè, còn đậu tương thì giảm mạnh chỉ còn 700ha. Về cơ bản trồng ngô và mè đều có hiệu quả cao hơn trồng lúa từ 1,5-2,5 lần”.

Kéo dài Quyết định 580 đến năm 2020

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tình hình chuyển đổi đất lúa sang trồng các cây trồng (hàng năm) khác đang được thực hiện mạnh ở cả 3 miền. Tại miền Bắc, năm 2014 đã chuyển đổi được 17.150ha. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập gấp 5-10 lần so với trồng lúa, một số mô hình đạt 400-500 triệu đồng/ha, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

Còn khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã chuyển được 10.276ha, chủ yếu là các diện tích khô hạn, đem lại lợi nhuận từ 1,5 đến 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng năm bình quân 100 triệu đồng/ha, hơn hẳn so với trồng lúa.

Đặc biệt, tại ĐBSCL, đến nay toàn vùng đã chuyển đổi được 78.000ha từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương, vừng, khoai lang, dưa, rau các loại được hưởng hỗ trợ tiền mua giống theo Quyết định 580, trong đó chủ yếu là chuyển đổi sang cây rau màu (trên 18.000ha), mè (vừng) gần 12.000ha, riêng ngô chỉ chuyển đổi được trên 6.000ha. Các tỉnh có diện tích chuyển đổi lớn là Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ… Kế hoạch năm 2015 các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục chuyển đổi khoảng 80.000ha gieo trồng lúa sang trồng cây màu.

Tuy nhiên, cho đến nay các địa phương đang gặp khó khăn do chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Quyết định 580. Trước thực tế này, ông Cao Văn Hóa cho rằng: “Nhà nước nên sớm bố trí kinh phí hỗ trợ chuyển đổi theo Quyết định 580, đồng thời nên kéo dài chính sách này để khuyến khích bà con nông dân thực hiện chuyển đổi”.

Theo ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Trồng trọt: “Mục tiêu của Bộ NNPTNT là, đến năm 2020 sẽ thực hiện chuyển đổi 700.000-800.000ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ NNPTNT đang hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi chi tiết, xác định rõ vùng, vụ chuyển đổi tập trung; cải tạo hệ thống thủy lợi cho phù hợp chuyển đổi sang trồng cây màu”.

Cũng theo ông Trung, Bộ NNPTNT đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tiền giống theo Quyết định 580 để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, ngoài khu vực ĐBSCL, mở rộng thêm các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Cụ thể, đối tượng áp dụng là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân. Phạm vi áp dụng, từ vụ hè thu 2015 đến hết năm 2020. Cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ các cây trồng hàng năm. Mức hỗ trợ sẽ bao gồm: Hỗ trợ chi phí về giống để chuyển đổi, với giống ngô không vượt quá 3 triệu đồng/ha, giống cây trồng hàng năm khác không vượt quá 2 triệu đồng/ha. Trên cùng diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.  


Có thể bạn quan tâm

Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013 Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

27/11/2013
Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

27/11/2013
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

27/11/2013
Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Của Nông Hộ Khmer Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Của Nông Hộ Khmer Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

27/11/2013
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn

Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

27/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.