Bí Quyết Chăm Cúc Đẹp, Nhiều Bông
Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Đất phải có dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cây, do đó cần phải áp dụng phân bón cân đối.
Trong đó, đạm (N) có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và phân hoá mầm hoa.
Phân lân lại có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Còn kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần lân và kali vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
Liều lượng phân bón cho hoa cúc trong 1 vụ/1.000m2 như sau: Phân hữu cơ: 200 – 300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục 10 – 12m3), magiê sulphate: 5kg, vôi: 70 - 100kg (tùy theo độ pH của đất), phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 25kg N – 16kg P2O5 – 20kg K2O. Có thể sử dụng phân đơn (urê, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP…) quy đổi theo liều lượng tương ứng.
Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, magie sulphat và ½ P2O5. Lưu ý: Không bón vôi chung với các loại phân bón như trên.
Bón thúc lần 1 sau trồng từ 10 – 15 ngày: 8kg N – 2kg P2O5– 2kg K20. Bón thúc lần 2 sau trồng từ 30 – 35 ngày: 8kg N – 2kg P2O5 – 4kg K20. Bón thúc lần 3 sau trồng từ 50 – 55 ngày: 5kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20 và lần 4 sau trồng từ 70 – 75 ngày: 4kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20.
Lưu ý:
Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá và không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn.
Có thể bón bổ sung một số phân vi lượng: MgSO4 10kg; FeSO4, ZnSO4, MnSO4 (từ 1 – 2kg mỗi loại); CuSO4: 0,5 - 1kg; Na2MoO4: 0,5- 1gr cho 1.000m2.
Có thể bạn quan tâm
Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.
Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.
Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.
Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.
Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.