Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.
Trong số gần 613 ha bị nhiễm, có 548 ha nhiễm nhẹ
Chi cục BVTV đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng tại nhà lưới Chi cục. Đến thời điểm này đã nhân nuôi được 240.815 cặp ong. Trong đó, năm 2013 là 7.437 cặp ong; 3 tháng năm 2014 nuôi được 233.378 cặp ong.
Từ ngày 19-25.3, Chi cục đã tiến hành phóng thích 9.050 cặp ong ký sinh trên 9,7 ha mì tại 4 xã: Tân Phong, Thạnh Tây (Tân Biên), Thạnh Đông (Tân Châu) và xã Long Chữ (Bến Cầu). Đến nay, đã phóng thích ra đồng 233.800 cặp ong ký sinh A.lopezi tại 36 xã thuộc 8 huyện, thành phố: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Thành phố Tây Ninh. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 297,6 ha mì nhiễm rệp chưa thả ong ký sinh.
Ngoài ra, Chi cục BVTV đang tiếp tục thực hiện 2 lớp IPM về quản lý rệp sáp hồng hại mì bằng biện pháp sinh học tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên và xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Cũng theo Chi cục BVTV, vụ Đông xuân 2013 – 2014 đã xuống giống được 23.787 ha mì và loại cây này được trồng hầu hết tại các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.
Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.
Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.
Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.
Sáu tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cá tra đạt gần 860 triệu USD, chỉ tăng 0,53% so cùng kỳ năm trước, trong đó, ở thị trường lớn EU lại tiếp tục giảm 15,6% so cùng kỳ. Theo đánh giá của bộ Công thương, nhu cầu thị trường EU sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường Mỹ, làm phát triển thêm thị phần ở Mỹ từ 17,2% tăng lên 20,6% trong năm 2012.