Hapro cam kết tiêu thụ 1.000 tấn vải thiều Thanh Hà

Hiện Tổng công ty đang gấp rút triển khai kế hoạch này khi vải chính vụ chỉ còn khoảng nửa tháng sẽ bắt đầu chín rộ.
Tại buổi họp giữa Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cùng UBND huyện Thanh Hà và các cơ quan tỉnh Hải Dương bàn các phương án tiêu thụ vải thiều tại thị trường nội địa, ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch hội đồng thành viên Hapro cho hay, đây là lần đầu tiên Tổng công ty tham gia tiêu thụ vải thiều, một lĩnh vực còn khá mới mẻ với Hapro nên sẽ khá mạo hiểm. Tuy nhiên, đây là bước đi ban đầu để Tổng công ty xây dựng chiến lược bài bản có tính dài hơi trong tiêu thụ nhiều loại nông sản khác sau này, chứ không chỉ riêng vải thiều - ông Thắng khẳng định.
Tham gia kinh doanh vải thiều, Hapro xây dựng kế hoạch bài bản từ khâu tổ chức thu mua, in ấn bao bì, đến vận chuyển, bảo quản, và phân phối… với mục tiêu tạo ra kênh tiêu thụ vải thiều đến tay người tiêu dùng với giá rẻ nhưng tạo được sự khác biệt trên thị trường. Ông Thắng cho biết, tổng công ty sẽ triển khai 100 điểm bán buôn, bán lẻ vải thiều tại tất cả hệ thống phân phối của Hapro ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, huy động 6.000 nhân viên của tổng công ty tham gia vào việc bán vải thiều.
Tại các điểm bán hàng của Hapro Hà Nội, vải thiều Thanh Hà sẽ được trưng bày tại các vị trí bắt mắt, tiện lợi cho việc mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bán vải thiều Thanh Hà trên các trang mạng xã hội và trang thông tin điện tử của công ty.
Trước mắt, Hapro Hà Nội sẽ giao cho Công ty CP Phân phối Hapro (là đơn vị trực thuộc) làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua vải với nông dân Thanh Hà. Theo đó, Công ty sẽ làm việc với các địa phương để đảm bảo việc vận chuyển vải từ Hải Dương lên Hà Nội nhanh nhất, đảm bảo vải phải có mặt tại các điểm bán lẻ trước 5h sáng hàng ngày. Tổng công ty sẽ cử một đoàn công tác thường xuyên có mặt tại Thanh Hà để kiểm soát số lượng và chất lượng quả vải nông dân cung cấp cho doanh nghiệp.
Như vậy, cho đến nay, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là DN hiếm hoi có quyết định táo bạo trong việc bao tiêu sản phẩm số lượng lớn cho người trồng vải ở phía Bắc, đặc biệt không phải để xuất khẩu mà đưa quả vải thâm nhập một cách bài bản ở thị trường trong nước.
Theo UBND huyện Thanh Hà, vụ vải năm nay toàn huyện có khoảng 60 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại 4 xã Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Xá và Thanh Thủy.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23/2, tại Vĩnh Long, ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã trao Giấy chứng nhận GlobalGAP của Tổ chức quốc tế Bureau Veritas cho trại nuôi cá tra 10 ha của Công ty Biofeed tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình. Đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được chứng nhận thực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu.

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 14B, đoạn qua các xã Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch và mua bán dứa. Hàng trăm chiếc "xe trâu” chở dứa từ rẫy về tập kết tại nhiều điểm ven đường.

Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt

Làm sao để con cá tra Hậu Giang phát triển bền vững, giúp người dân thực sự yên tâm sản xuất theo định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu cá tra trong thời gian tới là điều cần phải bàn ngay từ bây giờ.

Việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu đang mở ra nhiều hy vọng cho người nông dân. Người chăn nuôi bò sữa được cung cấp con giống tốt, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.