Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.
Trong số gần 613 ha bị nhiễm, có 548 ha nhiễm nhẹ
Chi cục BVTV đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng tại nhà lưới Chi cục. Đến thời điểm này đã nhân nuôi được 240.815 cặp ong. Trong đó, năm 2013 là 7.437 cặp ong; 3 tháng năm 2014 nuôi được 233.378 cặp ong.
Từ ngày 19-25.3, Chi cục đã tiến hành phóng thích 9.050 cặp ong ký sinh trên 9,7 ha mì tại 4 xã: Tân Phong, Thạnh Tây (Tân Biên), Thạnh Đông (Tân Châu) và xã Long Chữ (Bến Cầu). Đến nay, đã phóng thích ra đồng 233.800 cặp ong ký sinh A.lopezi tại 36 xã thuộc 8 huyện, thành phố: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Thành phố Tây Ninh. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 297,6 ha mì nhiễm rệp chưa thả ong ký sinh.
Ngoài ra, Chi cục BVTV đang tiếp tục thực hiện 2 lớp IPM về quản lý rệp sáp hồng hại mì bằng biện pháp sinh học tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên và xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Cũng theo Chi cục BVTV, vụ Đông xuân 2013 – 2014 đã xuống giống được 23.787 ha mì và loại cây này được trồng hầu hết tại các địa phương trong tỉnh.
Related news
Hiện tại, nghệ đến thời điểm thu hoạch, các gia đình đã chế biến thành tinh bột cho nguồn thu từ nghệ đạt gần 15 tỷ đồng, bình quân hơn 700 triệu/ha.
Xuất phát từ niềm đam mê, sau 3 năm nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, anh Nguyễn Trọng Dũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiện sở hữu vườn lan đẹp mắt
Cây bưởi có 600 – 700 quả nghe có vẻ khó tin nhưng lại là sự thật tại vườn bưởi của nhà ông Trần Văn Hùng ở xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc
Bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê, ông Phạm Tất Đạt ở phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) đã thành công với mô hình nuôi ba ba gai.
Nấm rơm là loại nấm dễ trồng so với nhiều loại nấm khác, thời gian thu hoạch ngắn và cho lợi nhuận khá cao. Nghề trồng nấm rơm đã được nông dân đầu tư mạnh