Rệp Sáp Bột Hồng Gây Thiệt Hại Cho Nông Dân
Trong những ngày gần đây, rệp sáp bột hồng đang hoành hành trên những cánh đồng trồng mì ở xã Bàu Năng (Dương Minh Châu - Tây Ninh).
Sau khi nghe bà con nông dân và Chi hội nông dân ấp Ninh Hòa phản ánh, hôm 26.2, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp cùng Ban Nông nghiệp xã tiến hành khảo sát diện tích mì bị rệp sáp bột hồng gây hại.
Qua khảo sát có 25 ha mì của 20 hộ nông dân bị rệp sáp bột hồng gây hại khoảng 30%. Dịch hại đã làm giảm năng suất cây mì với tổng thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng. Qua trao đổi, Ban Nông nghiệp xã cho biết, nguyên nhân cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là do nắng nóng kéo dài và thiếu nước tưới.
Hiện tại, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp Ban Nông nghiệp xã hướng dẫn cho bà con xịt thuốc và bơm nước tưới mì thường xuyên nhằm ngăn chặn không cho dịch lây ra trên diện rộng, đồng thời tiếp tục theo dõi tình hình và báo cáo ngành chức năng để có hướng xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường hoa tết năm nay, dòng hoa Dendro nắng được khách chuộng vì hoa đẹp, nở bền, nhiều loại có hương thơm. Giá của dòng hoa này đứng ở mức khá cao, từ vài trăm đến vài triệu đồng/giò lan, tùy chất lượng và số cành.
“Giờ thì khác rồi, xã mình gần 10 năm qua, không có tiêu chí nào trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa đạt được…”. Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ Nguyễn Văn Lâm bắt đầu câu chuyện khi nói về xã nghèo trở thành khá giả.
Từ cầu sông Ba(Gia Lai) nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.
Chúng tôi về các xã vùng cát huyện Phong Điền một ngày đầu năm mới 2014. Cái rét của ngày đầu năm, cũng không làm mất đi vẻ đẹp màu xanh của những chồi non và màu vàng rực của mai vàng, cúc pha lê, cúc 4 số và nhiều loại cây trồng khác trên các triền đồi rú cát.
Tân Hiệp nằm vắt mình ngang qua hai vùng trọng điểm SX lúa là Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang. Trên 36.000 ha đất lúa của huyện được dòng sông Cái Sắn từ thượng nguồn An Giang đổ về bồi đắp phù sa, ngọt hóa quanh năm.