Rau Xanh Tăng Giá Mạnh

Trong hai ngày trở lại đây, giá bán rau xanh tại các chợ của T.P Thái Nguyên tăng khoảng 30-40% so với trước đó.
Cụ thể, rau muống, rau mồng tơi, rau đay, cải canh đang được bán với giá 8 nghìn đồng/mớ tăng so với trước từ 2.000 đến 3.000 đồng/mớ; đỗ đũa, rau cải ngọt… được bán với giá 20.000 đồng/kg. Riêng các loại quả bầu, bí giá tăng nhẹ, từ 12 lên 13 nghìn đồng/kg.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, rau xanh tăng giá là do ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua. Do nước sông Cầu lên cao nên tại các khu vực trồng rau chuyên canh của tỉnh như Huống Thượng (Đồng Hỷ); Đồng Bẩm, Túc Duyên (T.P Thái Nguyên); Nhã Lộng (Phú Bình)… nhiều diện tích rau nằm ven khu vực bờ sông đã bị ngập úng, hỏng hoàn toàn và không có khả năng phục hồi.
Ngoài ra, mưa to kéo dài tại một số địa phương trong tỉnh cũng làm cho diện tích rau đang chuẩn bị cho thu hoạch bị dập nát. Bởi vậy, nguồn cung cấp rau cho các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này và tại các chợ đầu mối đã trở nên khan hiếm.
Được biết, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 4.800 ha rau xanh các loại, năng suất phấn đấu đạt 148 tạ/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua, nhiều diện tích rau như bắp cải, rau bí… đã bị hỏng hoàn toàn và phải trồng lại trong thời gian tới nên nhiều khả năng sản lượng rau sẽ không đạt kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) phối hợp Hội Hóa học TP.Hồ Chí Minh đã tìm các phương án nghiên cứu để sản xuất que thử nhanh chất cấm còn tồn dư trong nước tiểu vật nuôi.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; dự báo, đánh giá và thông tin kịp thời nhu cầu thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông-thủy sản.

Ở vùng đồng bằng hay miền núi xa xôi, khắp các miền quê Quảng Trị nông dân (ND) đều phấn khởi, tích cực tham gia phong trào “ND Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Không còn nhiều thời gian để vui mừng vì đàm phán TPP kết thúc, thay vào đó cả hệ thống nông nghiệp từ quản lý nhà nước đến nông dân phải thay đổi để tận dụng tốt “cơ hội vàng” của thế kỷ 21... Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.