Rau xanh khan hiếm Hà thành liều mình ăn hàng Trung Quốc
Ghi nhận của PV tại các chợ cho thấy, giá rau xanh vẫn không ngừng tăng. Giá nhiều loại rau tăng gấp gần 3 lần so với trước thời điểm mưa to.
Trong khi đó, số lượng rau đổ về chợ đã giảm đi đáng kể, sạp nào cũng chỉ lèo tèo vài ba loại. Đáng lưu ý, chất lượng cũng kém hẳn, rau bị dập nát nhiều.
Cụ thể, tại chợ Đại Từ, chợ Mai Động trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), giá rau muống là 7.000-9.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng/mớ; rau cải mơ, rau mùng tơi, rau ngót đều 10.000 đồng/mớ, tăng từ 4.000-6.000 đồng/mớ, tùy loại; cải ngồng 25.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cách đây một tuần
Còn nếu so với thời điểm trước đợt mưa to, loại rau này tăng 12.000 đồng/kg; cải chíp cũng tăng 10.000 đồng, lên 25.000 đồng/kg,...
Chị Lê Thị Hằng, chủ một sạp rau tại chợ Đại Từ, cho biết, vừa qua Hà Nội có mưa to, sau đó nắng cũng to làm diện tích rau ngập úng và bị thối nát rất nhiều. Vì thế, rau xanh khan hàng, giá tăng liên tục.
“Tôi đi lấy rau mà thấy mỗi ngày tăng thêm một giá. Nhiều loại rau tăng giá mạnh quá như rau cải mơ, hôm nay tôi không dám lấy vì quá đắt”, chị Hằng nói.
Mưa lớn cộng với nắng to khiến diện tích rau bị ngập úng đều thối nát, hàng đổ về chợ khan hiếm dẫn đến giá tăng mạnh
Chị Hà, nhà ở Long Biên, Hà Nội có ít đất để trồng rau. Chị bảo, tuần trước trời mưa to nên rau thối hết, không có hàng để bán. Sáng nay, chị bó vét được 20 mớ cải mơ cuối cùng, đến chợ Bồ Đề để bán lẻ thì tiểu thương mua buôn hết, giá 7.000 đồng/mớ. “Họ mua về bán lại ít cũng 10.000 đồng/mớ”, chị Hà nói.
Giá rau xanh đã rục rịch tăng khoảng 1 tuần nay, song 3 ngày nay thì tăng mạnh. Duy nhất chỉ có các loại củ quả là giá vẫn ổn định, có nhích nhẹ nhưng không đáng kể. Đặc biệt, các mặt hàng rau, củ của Trung Quốc đổ về chợ nhiều hơn, như bắp cải, khoai tây, cà rốt, cà chua, cải thảo, xúp lơ,...
“Rau xanh đắt đỏ nên nhiều người chuyển sang mua rau củ Trung Quốc. Giá các loại rau này ổn định hơn, như bắp cải giá vẫn 14.000 đồng/kg, cải thảo 20.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng/kg,...”, chị Hằng cho hay.
Hai ngày nay, chị Hoàng Thùy Dung ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai) đành phải mua các loại bắp cải, khoai tây về ăn mặc dù biết đó là hàng Trung Quốc, để tránh thâm hụt vào khoản tiền đi chợ hàng ngày.
“Biết là chất lượng rau củ Trung Quốc chưa chắc đã an toàn, hai năm nay không dám mua về ăn. Song, mua các loại rau kia đắt quá, lại còn dập nát, có mua về lúc nhặt cũng bỏ hết nên đánh liều ăn tạm rau củ Trung Quốc”, chị Dung nói.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, đợt mưa lớn kết hợp với nắng to vừa rồi khiến diện tích rau bị thiệt hại nặng nề. Toàn hợp tác xã có 250 ha trồng rau nhưng có tới 150 ha bị tàn phá vì mưa lớn rồi nắng to, khiến rau bị ngập úng thối nát rất nhiều.
Đặc biệt, với một số loại như cải ngồng, cải mơ, cải ngọt, bầu, mướp,... là thiệt hại nặng nhất do dễ thối hỏng.
“Rau bị thối dẫn đến nguồn cung khan hiếm, giá rau theo đó tăng lên khá cao, có những loại giá đã tăng lên gấp đôi, song, dân vẫn không có rau để mà bán”. Ông Đức nói rằng, để phục hồi diện tích rau phải mất ít nhất từ 20 ngày cho đến 1 tháng, khi đó nguồn cung sẽ ổn định và giá rau mới có thể giảm.
Có thể bạn quan tâm
Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.
Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…
Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.
Ngày 2.6, Hội nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (CLB ND SXKD). Nhiều người kỳ vọng CLB sẽ là ngôi nhà chung, sân chơi bổ ích của những nhà nông thành đạt.
Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.