Đảm Bảo Cung Ứng Giống Cho Nông Dân

Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thuộc Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp tỉnh, từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp giống lúa tốt cho bà con nông dân trong tỉnh. Vụ chiêm xuân năm nay, ngoài nhận 18ha sản xuất lúa giống, Trại Giống còn cùng với nông dân sản xuất lúa giống với diện tích 100ha.
Anh Phòng Ngọc Sáng, Trại phó Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên cho biết: Để có vụ mùa bội thu và giống lúa tốt, cán bộ kỹ thuật Trại Giống có sự thoả thuận qua hợp đồng với nông dân: đưa giống gốc có kiểm định về chất lượng, để dân tự chọn giống, chuyển giao và khoanh vùng. Bên cạnh đó, cán bộ Trại Giống mở lớp tập huấn, hướng dẫn, cung cấp tài liệu về kỹ thuật gieo trồng, cách chăm sóc lúa đúng định kỳ cho nông dân. Bằng những việc làm cụ thể, sát sao với bà con nông dân, nhiều xã đã thu hoạch giống lúa đạt yêu cầu như: xã Thanh Xương, Thanh Chăn, Thanh An.
Dự kiến, vụ chiêm xuân, Trại Giống thu hoạch đạt năng suất 7 tấn/ha. Trại Giống luôn đặt ra yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật trong việc chọn giống tốt cần phải tuân theo 1 quy trình sản xuất từ đầu vụ tới khi thu hoạch. Khâu đầu tiên là chọn dòng từ Go đến siêu nguyên chủng, nguyên chủng rồi mới đến giống cấp 1 (giống xác nhận); kết hợp tổ chức kiểm tra chặt chẽ, quán triệt anh em trong Trại Giống gặt theo trà, khử tạp kỹ ngoài đồng, phơi lúa tại sân phơi riêng và quạt sạch, kiểm tra qua máy đo. Sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên môn tiến hành đóng vào bao đúng quy cách và dán nhãn theo quy định, sau đó, đưa vào kho bảo quản.
Hiện tại, Trại giống có 6 kho bảo quản giống, đảm bảo yêu cầu của công tác bảo quản sau thu hoạch. Mỗi bao giống đều có quy cách đóng tem, mác, quy trình hướng dẫn, bảo hành chất lượng. Trong quá trình sản xuất giống, khử tạp giống là biện pháp quan trọng quyết định đến chất lượng, tiêu chuẩn hạt giống. Cán bộ Trại Giống luôn nhắc nhở nông dân nhổ bỏ cây lẫn lúc làm cỏ; khử 2 lần cắt bỏ những bông lẫn giống, bông vượt cao khi lúa trỗ; Khi lúa chín hoàn toàn, khử tạp tiếp, rạch theo luống, hạn chế giẫm nát lúa.
Qua quá trình khảo nghiệm thực tế giống lúa bắc thơm số 7, giống lúa IR64 hơn 10 năm tại Trại giống, cho thấy ưu điểm cả 2 loại giống lúa sinh trưởng ngắn: 140 - 150 ngày, có khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất cao: bình quân đạt 65 tạ/ha; chất lượng gạo thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với khí hậu, đất đai Điện Biên. Được biết giống lúa trong kho hầu hết hỗ trợ cho bà con nghèo ở các xã, mỗi năm Trại Giống xuất 1.000 tấn giống lúa các loại phục vụ trong tỉnh và nước bạn Lào.
Hiện nay, tuy trang thiết bị đầu tư nghiên cứu chưa đồng bộ, nhưng được sự quan tâm của các ban ngành tỉnh, Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thử nghiệm thành công đề tài khoa học về nông nghiệp và phát triển nông thôn như trồng đậu tương, sản xuất giống nguyên chủng cấp 1 tại huyện Mường Chà, Tuần Giáo. Vụ mùa tới, Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên luôn đảm bảo cung ứng giống đầy đủ, kháng bệnh tốt
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Dự án Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 được khởi công xây dựng vào tháng 2-2014, trên diện tích 34,3 ha, tại xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa); tổng mức đầu tư của dự án gần 230 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.