Thủ Tướng Chỉ Đạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Thóc Gạo
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Hè Thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 15/6/2013 đến hết ngày 31/7/2013.
Cụ thể, mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc: gạo là 2:1; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 15/6/2013 đến ngày 15/9/2013.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn theo quy định thực hiện mua số thóc, gạo tạm trữ trên; đồng thời phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long trong việc phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức mua tạm trữ thóc, gạo.
Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này, bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, hướng dẫn một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua tạm trữ thóc, gạo.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong việc phân bổ chỉ tiêu và chỉ đạo, hướng dẫn việc mua tạm trữ thóc, gạo; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo trên địa bàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo theo đúng quy định tại Quyết định này; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 8/5, vùng ĐBSCL đã gieo sạ 1,135 triệu ha vụ Hè Thu, dự kiến toàn vùng đạt sản lượng trên 9 triệu tấn lúa vụ này. Tại các tỉnh ĐBSCL, giá mua lúa, gạo hiện đang có xu hướng giảm.
Có thể bạn quan tâm
Người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái dùng phương pháp thủ công thụ phấn chéo cho hoa bưởi, tỷ lệ bưởi đậu quả đến 95%.
Ngày 26-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lục Ngạn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương.
Vụ mùa dưa hấu đầu năm 2015, nông dân xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trúng mùa dưa hấu trồng phủ bạt. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế gia đình, góp phần làm giàu thêm cho quê hương xứ biển.
Với mục tiêu giúp các hộ trồng nho thay đổi phương thức canh tác an toàn, hiệu quả, nâng cao năng suất và giá trị, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, năm 2013, mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận triển khai, với sự tham gia của 25 hộ dân (chia thành 6 nhóm) ở thôn Nho Lâm (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam).
Sau một thời gian phát triển “nóng”, ngành cá tra Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do nội tại ngành thiếu sự liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong chuỗi giá trị và gặp phải rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Để ổn định, phát triển bền vững, đòi hỏi các bên có liên quan tích cực vào cuộc, thực hiện “nâng cấp” toàn diện chuỗi giá trị cá tra, từ khâu sản xuất đến cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước…