Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng
Ngày đăng: 27/11/2013

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh, mặc dù một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu, chứng chỉ cho sản phẩm rau an toàn (RAT) nhưng tỷ lệ người dân được sử dụng chưa cao. Điều đó cho thấy trong chuỗi sản xuất, cung ứng và việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước ta còn nhiều bất cập.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT của Việt Nam còn mắc ở khâu quản lý và mức độ yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, diễn đàn lần này là cơ hội để nhìn nhận toàn diện thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, tạo ra sự phối hợp liên kết và xây dựng khung pháp lý kiểm soát tốt chuỗi sản xuất RAT, đặc biệt là học tập kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Ireland...

Thời gian qua, Việt Nam đã phát triển được một số chuỗi quản lý RAT từ một số dự án của Đan Mạch, Canada, Nhật Bản nhưng khi kết thúc dự án thì rất khó duy trì do thiếu kinh phí. Bởi vậy, Bộ NN&PTNT bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong vấn đề xây dựng các chuỗi nông sản an toàn bền vững, trong đó có RAT.

Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), diện tích sản xuất rau trên toàn quốc là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh. Sản lượng rau đạt 14 triệu tấn, trong đó, tiêu dùng trong nước chiếm 85%, còn lại xuất khẩu. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú nhưng quy mô sản xuất hiện còn nhỏ lẻ, manh mún.

Đối với RAT, diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.


Có thể bạn quan tâm

Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

10/07/2015
ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm! ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

10/07/2015
Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015
Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015
Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

10/07/2015