RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh, mặc dù một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu, chứng chỉ cho sản phẩm rau an toàn (RAT) nhưng tỷ lệ người dân được sử dụng chưa cao. Điều đó cho thấy trong chuỗi sản xuất, cung ứng và việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước ta còn nhiều bất cập.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT của Việt Nam còn mắc ở khâu quản lý và mức độ yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, diễn đàn lần này là cơ hội để nhìn nhận toàn diện thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, tạo ra sự phối hợp liên kết và xây dựng khung pháp lý kiểm soát tốt chuỗi sản xuất RAT, đặc biệt là học tập kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Ireland...
Thời gian qua, Việt Nam đã phát triển được một số chuỗi quản lý RAT từ một số dự án của Đan Mạch, Canada, Nhật Bản nhưng khi kết thúc dự án thì rất khó duy trì do thiếu kinh phí. Bởi vậy, Bộ NN&PTNT bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong vấn đề xây dựng các chuỗi nông sản an toàn bền vững, trong đó có RAT.
Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), diện tích sản xuất rau trên toàn quốc là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh. Sản lượng rau đạt 14 triệu tấn, trong đó, tiêu dùng trong nước chiếm 85%, còn lại xuất khẩu. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú nhưng quy mô sản xuất hiện còn nhỏ lẻ, manh mún.
Đối với RAT, diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.
Related news

Cụ thể, ông Lê Hải Bình nêu rõ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ nước này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để trái vải Việt Nam sớm được nhập khẩu vào thị trường này.

Trước đó, ngày 22-9, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam phát hiện 59 chiếc ngà nghi là ngà voi, được quấn xung quanh bang giấy bạc với tổng trọng lượng là 40kg. Chi cục đã lập biên bản chứng nhận và tiếp tục xác minh, điều tra.

Dự án Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao tại Đức Linh, Tánh Linh của Công Ty TNHH SX & TM Đại Nhật Phát đang trong giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt, sau đó mới đăng ký để Trung ương chấp thuận thực hiện. Hiện tại, mô hình này đang tạo sự háo hức cho dân trồng lúa ở 2 vùng trên.

Hàng thập kỷ xuất khẩu ở top đầu thế giới về sản lượng nhưng gạo Việt Nam vẫn đa phần hiện diện trong các hợp đồng chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có giá trị thấp.