Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3

Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3
Ngày đăng: 17/06/2014

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Ban quản lý DA WB3 huyện Tuy Phước, trong 9 năm (2005 - 2014), toàn huyện có 557 hộ trồng được hơn 1.129 ha rừng nguyên liệu ở 2 xã Phước An và Phước Thành. Người trồng rừng được DA hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật xử lý thực bì, đào hố, bón phân, chọn cây giống ở những đơn vị có uy tín chất lượng, đủ điều kiện rõ ràng về mặt pháp lý để mua về trồng rừng; thành lập các tổ nhóm nông dân tự quản bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng…

Nhờ vậy, cây giống các đơn vị cung ứng đều bảo đảm chất lượng; việc chăm sóc rừng trồng áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh, phòng trừ sâu bệnh theo chu kỳ phát triển của từng giống cây, nên tỉ lệ cây sống đạt trên 95%.

Để tạo thuận lợi cho các hộ trồng rừng WB3, đến nay, UBND huyện Tuy Phước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 524/575 hộ với diện tích 1.010 ha, số hộ còn lại đang hoàn tất thủ tục. Qua đó, tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, phục vụ kịp thời việc đầu tư chăm sóc rừng trồng...

Sau 9 năm thực hiện trồng rừng theo DA WB3, diện tích đất lâm nghiệp, đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất rừng kém hiệu quả của huyện dần được phủ xanh cây bạch đàn và keo lai. Đến nay, toàn huyện có 328 ha diện tích rừng trồng năm đầu dự án (2005) đã cho thu hoạch, kết quả rất khả quan. Trong đó xã Phước An đã khai thác 168 ha, xã Phước Thành khai thác 160 ha.

Ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: “Trong quá trình trồng rừng theo DA WB3, bà con đã tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, nên rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Hiện sản lượng khai thác bình quân từ 85 đến 90 tấn gỗ nguyên liệu/ha, thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng rừng còn lãi từ 60-70 triệu đồng/ha, cao hơn 30% so với diện tích rừng trồng ngoài dự án. Bây giờ, nói đến trồng rừng là nông dân hưởng ứng rất nhiệt tình, ngay cả diện tích trồng cây điều kém hiệu quả bây giờ đa phần cũng được bà con phá bỏ chuyển sang trồng keo lai.

Ông Bạch Hồng Phước, một hộ trồng rừng ở thôn Quy Hội, xã Phước An, vừa thu hoạch 10 ha rừng trồng, bộc bạch: “Gia đình tôi tham gia trồng rừng WB3 cách đây gần 9 năm. Hiện tôi có gần 50 ha rừng nguyên liệu ở xã Phước An. Trong 2 năm gần đây tôi bán một số diện tích rừng keo lai với mức giá bình quân 1,2 triệu đồng/tấn gỗ nguyên liệu, sau khi trừ chi phí, còn lãi ròng hơn 50 triệu đồng/ha”.

Có thể khẳng định rằng, việc thực hiện DA WB3 ở xã Phước Thành và Phước An - huyện Tuy Phước đã tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Các vùng đất hoang hóa, đất trống, đồi núi trọc đã được đưa vào trồng rừng, vừa tăng độ che phủ của rừng, vừa đem lại thu nhập khá, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Phát huy kết quả đạt được, trong năm 2014 này, huyện Tuy Phước tiếp tục triển khai trồng mới 35 ha rừng WB3 với 26 hộ nông dân ở xã Phước An tham gia.


Có thể bạn quan tâm

Có Thể Sớm Trồng Ngô Biến Đổi Gene Có Thể Sớm Trồng Ngô Biến Đổi Gene

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.

21/10/2014
Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, báo cáo tình hình KT – XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 đã và đang có những dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong năm 2015.

21/10/2014
Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cần Cơ Chế Đồng Bộ Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cần Cơ Chế Đồng Bộ

Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.

21/10/2014
Rủ Nhau Xuống Biển Bắt Dời... Rủ Nhau Xuống Biển Bắt Dời...

Với ngư dân, bao đời nay biển cả là chốn mưu sinh. Biển yên, gió lặng thì ra khơi buông câu, thả lưới. Mùa biển động thì bãi triều chính là nơi tạo nguồn sống. Thời điểm này đang là mùa của dời biển, sò giá (loại dùng để làm thức ăn cho tôm giống, tôm hùm); chỉ trong nửa ngày đi đào người dân đã kiếm được tiền triệu.

21/10/2014
Đàm Phán Với Đối Tác Nước Ngoài Tăng Giá Bán Cá Tra Đàm Phán Với Đối Tác Nước Ngoài Tăng Giá Bán Cá Tra

Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL đang vào cao điểm đợt xuất hàng cuối năm nên cá tra nguyên liệu tăng từ 23.000 lên 24.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong những ngày tới.

21/10/2014