Ra Mắt Tổ Hợp Tác Sản Xuất Mãng Cầu Xã Thạnh Tân (Tây Ninh)
Hội Nông dân xã Thạnh Tân (thành phố Tây Ninh) vừa tổ chức lễ ra mắt Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (theo hướng VietGap).
Thạnh Tân là xã nông nghiệp, có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 2.000 ha, trong đó đất trồng mãng cầu là 679 ha. Nhiều hộ nông dân ở khu vực này từ trước đến nay không liên kết sản xuất với nhau mà chỉ vay vốn riêng lẻ. Tuy được các ngành hướng dẫn về khoa học kỹ thuật nhưng hiệu quả sản xuất không đồng đều, chưa mang tính liên kết.
Xuất phát từ thực tế trên và qua sự vận động của chính quyền địa phương, các hộ nông dân đã tự nguyện liên kết, thành lập tổ hợp tác sản xuất mãng cầu.
Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Thạnh Tân bước đầu có 9 hộ nông dân tham gia, với diện tích đất trồng mãng cầu là 74.000 mét vuông. Tổ hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều hộ nông dân có diện tích đất sản xuất liền canh, liền khu vực, tự quản lý sản xuất, tự chịu trách nhiệm.
Tổ do ông Trần Văn Mỹ làm tổ trưởng. Các hội viên cùng giúp đỡ lẫn nhau về vốn, giống cây trồng, lao động, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, đồng thời đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Đến dự và phát biểu tại buổi ra mắt, ông Nguyễn Văn Việt- Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân Thành phố đề nghị Tổ hợp tác xây dựng kế hoạch cụ thể hỗ trợ các thành viên về vốn, về khoa học kỹ thuật; chú trọng sản xuất mãng cầu theo hướng VietGap để đảm bảo an toàn thực phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nâng cao đời sống nông dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.
Vào lúc 00 giờ 30 phút, ngày 22/7/2013, tại nhánh sông Tiền, thuộc thủy phận ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), ghe tải mang biển số AG-11969 đụng vào bè cá “điêu hồng” của ông Trần Văn Thả (45 tuổi), ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình khiến ông Thả bị chấn thương cột sống và bè cá bị chìm, ước gây thiệt hại ban đầu hơn 500 triệu đồng.
Ngoài ra, mỗi năm Trung tâm sản xuất và cung ứng trên 2 triệu con cua biển giống cỡ C1, C2 cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung tâm đã nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao thành công công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá bống bớp từ Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Bộ NN và PTNT).
Hiện, nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) tận dụng khuôn viên nhà ở nuôi ba ba bán con giống và bán thịt. Nông dân Nguyễn Văn Xuẩn (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh) xây 3 bồn trong hầm quanh nhà nuôi 400 con ba ba, mỗi bồn diện tích 15m² chứa khoảng 150 con. Ông cho biết, cứ 20 tháng bán ra một đợt.
Đến xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) vào những ngày giữa tháng Bảy, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí nhộn nhịp, người bán người mua măng tre Bát Độ.