Cà Mau Quản Lý Bùn Thải Trong Sên Vét Ao Đầm

Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản, các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra quản lý việc sên vét đúng quy định.
Theo Quyết định 24 của UBND tỉnh Cà Mau: Hoạt động sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, người dân phải bố trí khu chứa bùn đất thải phù hợp, nước thải phải được lắng trước khi thải ra bên ngoài.
Trong nuôi trồng thủy sản việc sên vét bùn đất cải tạo ao nuôi sau mỗi vụ nuôi là yêu cầu cần thiết. Để quản lý lượng bùn thải, giảm phát sinh dịch bệnh ra môi trường, các ngành quản lý tại nhiều địa phương đang thực hiện kế hoạch kiểm tra yêu cầu người dân không sên vét đất bùn thải thẳng ra môi trường.
Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm tùy vào tính chất và mức độ vi phạm. Hộ gia đình cá nhân có nhu cầu sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản phải làm giấy đề nghị gởi đến UBND cấp xã nơi có đất cần sen vét. Trong 3 ngày cơ quan này sẽ kiểm tra đánh giá điều kiện thực tế và xác nhận cho phép việc sên vét đúng theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-5, các chủ trang trại nuôi heo trên đại bàn Thống Nhất, Trảng Bom cho biết, bắt đầu từ những ngày đầu nghỉ lễ đến nay (từ ngày 28-4), giá heo thịt thương lái mua tại các trại ở Đồng Nai chỉ còn khoảng 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 2 ngàn đồng/kg so với những ngày trước lễ.

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 700 triệu đồng và tham gia của 28 hộ dân.
Một số chủ đầu mối cung cấp thủy sản tươi sống tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, các ngư dân tăng cường khai thác thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh.

Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.