Quýt Vàng Trên Đất Cằn

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.
Ông đã biến vùng đất cằn cỗi thành màu mỡ bằng nhiều biện pháp để trồng quýt phát triển và cho năng suất cao.
Ông Thí cho biết, trước kia cuộc sống gia đình rất khó khăn, chỉ có 1,5ha đất cằn cỗi không trồng được gì. Lúc đầu nhà ông có trồng ngô nhưng năng suất chẳng đáng là bao, mấy vụ mất trắng hết. Khi tìm hiểu và đọc trên sách báo thấy nhiều vùng trồng quýt đạt hiệu quả kinh tế cao, ông liền tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn triển khai trồng quýt trên chính mảnh đất cằn cỗi này. Trước tiên ông phải tìm nhiều cách bón phân để biến mảnh đất cằn cỗi của mình thuận lợi cho trồng quýt.
Năm 2003 làm vụ quýt đầu tiên, sau khi thu hoạch, trừ chi phí ông thu lãi ròng 250 triệu đồng. Thấy có hiệu quả từ trồng quýt, ông bèn phát triển và mở rộng thêm qua các năm, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất cây trồng. Đến nay ông đã có 19ha trồng quýt, trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 10ha, diện tích trồng mới 9ha, và 8ha còn lại ông đang chuẩn bị trồng. Năm 2011, trừ các chi phí, ông thu lãi từ vườn quýt đến 5,5 tỷ đồng.
Ông Thí nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm: “Ngoài áp dụng đúng phương thức kỹ thuật, thì quan trọng nhất là khâu chăm sóc, phát hiện và quản lý bệnh kịp thời cho cây, theo dõi thời tiết và chăm sóc đất cho tốt. Nếu đất ẩm thì vét mương cho khô ráo, khô thì tưới nước cho đủ, thiếu dinh dưỡng thì bón phân thêm...”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thí còn có nhiều đóng góp tích cực cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của địa phương. Ông giúp đỡ các hộ phát triển cây quýt ở xã Tân Lâm và những địa phương khác về giống, hướng dẫn kinh nghiệm để mọi người có việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình. Ngoài ra ông còn giúp nhiều hộ nghèo trong ấp vay tiền không lấy lãi để họ có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm - bà Vũ Thị Liên nhận xét: “Ông Thí là tấm gương đáng để học hỏi. Từ một hộ nông dân nghèo, ông đã phấn đấu, vươn lên làm giàu. Không những vậy, trang trại của ông giải quyết việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên với mức thu nhập ổn định. Ông đã được tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương từ năm 2009 cho đến nay”.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.