Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học
Ngày đăng: 08/05/2015

Đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có “4 không”; không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo trong suốt quá trình nuôi. Cải thiện môi trường sống tốt không ô nhiễm, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

Hộ ông Bùi Xuân Mai, ngụ Ấp 3 xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi là một trong bốn điểm thử nghiệm chăn nuôi heo thịt bằng đệm lót sinh học. Ông được hỗ trợ làm một đệm lót cho 20m2 chuồng nuôi heo. Sau thời gian nuôi 3 tháng 15 ngày, mỗi lứa có 10 con, mỗi con khoảng 95 - 100kg, lợi nhuận thu được từ 4.000.000 - 4.200.000đ/lứa.

Ông Mai cho biết: chăn nuôi bằng phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo và trọng lượng heo cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động.

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng, giảm mùi hôi và khống chế được dịch bệnh không gây ô nhiễm môi trường, có thời gian làm thêm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Theo Ông Mai, heo xuất chuồng với cùng trọng lượng nhưng thời gian nuôi bằng đệm lót rút ngắn hơn, giảm được không ít chi phí. Ông Mai cho biết sắp tới gia đình bà sẽ tiếp tục làm thêm vài đệm lót nữa để tăng số lượng đàn heo.

Ông Võ Ngọc Anh Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào ũi cho heo. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả…

Ngoài ra, chăn nuôi heo sạch bằng đệm lót sinh học khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi được nâng cao thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng lại có được các sản phẩm thịt sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa duy trì phát triển nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi dùng chất cấm lãi ít, hậu quả nặng nề Chăn nuôi dùng chất cấm lãi ít, hậu quả nặng nề

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

27/09/2015
Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

27/09/2015
Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.

28/09/2015
Từ điểm nóng dồn điền đổi thửa thành xã đạt chuẩn nông thôn mới Từ điểm nóng dồn điền đổi thửa thành xã đạt chuẩn nông thôn mới

Những ngày cuối tháng 8.2015, người dân xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) hồ hởi đón nhận tin vui: Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của TP.Hà Nội đã rà soát, đánh giá và chấm điểm gần tuyệt đối cho Vĩnh Quỳnh, đạt 98/100 điểm.

28/09/2015
Nhà nông bắt đất phèn đẻ tiền tỷ Nhà nông bắt đất phèn đẻ tiền tỷ

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn và đất phèn mặn khoảng 1,6 triệu ha, (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên của khu vực).

28/09/2015