Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quyết Liệt Khống Chế Dịch Bệnh Trên Tôm Và Dịch Lợn Tai Xanh

Quyết Liệt Khống Chế Dịch Bệnh Trên Tôm Và Dịch Lợn Tai Xanh
Ngày đăng: 28/06/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, tập trung chủ yếu vào bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.

Dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nước lợ đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nông, ngư dân. Đến thời điểm này, diện tích tôm bị thiệt hại do dịch bệnh là 38.381 ha.

Trong các địa phương có diện tích tôm nước lợ bị nhiễm bệnh, Trà Vinh là tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất gần 10.000 ha, Cà Mau gần 9.000 ha, Sóc Trăng trên 7.000 ha và Bạc Liêu khoảng 7.000 ha.

Theo Tổng cục Thủy sản, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm xuất hiện tại ĐBSCL từ năm 2010 và đến năm 2011 thì bùng phát thành dịch trên diện rộng, gây thiệt hại trên 97.000 ha tập trung ở các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre.

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II nhiệm vụ khẩn cấp xác định nguyên nhân gây dịch bệnh. Kết quả điều tra cho thấy việc dùng Cypermethrin diệt giáp xác trong ao nuôi là một trong các tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy. Tuy nhiên, không phải là tác nhân duy nhất gây hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nước lợ.

Các nghiên cứu còn hạn chế vì phạm vi mới chỉ tập trung ở vài tỉnh ĐBSCL và chủ yếu vào tác nhân vô sinh, đặc biệt ảnh hưởng của Cypermethrin, trong khi vai trò của tác nhân hữu sinh vi khuẩn, vi-rút, tảo độc chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa áp dụng các kỹ thuật hiện đại: kỹ thuật gien, phân tích kính hiển vi điện tử… trong phân lập xác định tác nhân gây bệnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chỉ đạo trong thời gian tới cần ưu tiên, tiếp tục làm rõ nguyên nhân gây dịch bệnh trên tôm nước lợ để hỗ trợ nông dân. Đồng thời, Tổng cục Thủy sản cần sớm đưa ra quy trình nuôi từ xử lý nguồn nước, đáy ao, con giống, mật độ, thời vụ… để hạn chế dịch bệnh.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận để đưa ra các giải pháp huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm khống chế dịch bệnh. Trong đó giao cho các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cần tổng kết các mô hình nuôi tôm thành công để hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Siết chặt công tác chống dịch lợn tai xanh

Trong khi đó, ổ dịch lợn tai xanh đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc đến nay đã hơn 4 tháng dịch nhưng dịch vẫn tiếp tục lây lan và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ trong vòng 2 tuần qua, trên cả nước tiếp tục ghi nhận thêm 3 tỉnh, thành xuất hiện dịch tai xanh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội.

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 26/6 tại Hà Nội, nguyên nhân chính khiến dịch tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian qua là do công tác giám sát ổ dịch, vận chuyển lợn mắc bệnh tại một số địa phương còn yếu kém.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu công tác vận chuyển gia súc mắc bệnh còn bị buông lỏng, việc chống dịch của địa phương không quyết liệt thì nguy cơ dịch tai xanh tiếp tục lây lan ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là rất cao…

Để hỗ trợ các địa phương chống dịch, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp gần 300.000 liều vaccine tai xanh cho các địa phương. Đồng thời cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh công tác trọng tâm trong phòng chống dịch trên gia súc gia cầm hiện nay là chống dịch lợn tai xanh. Các tỉnh thành gồm: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nội và Bình Dương cần quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch, tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch; giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở quản lý chặt ổ dịch, tạm thời cấm vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn tại các huyện có dịch, tổ chức thường xuyên tiêu độc khử trùng môi trường, không để dịch lây lan….

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng đề nghị ngành Công an, Công Thương vào cuộc truy quét các “đầu nậu” thu mua lợn bệnh và các sản phẩm từ lợn nhập lậu qua biên giới ngăn chặn dịch lây lan.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với Cục Thú y giám sát diễn biến dịch ở 3 tỉnh thành là Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn báo cáo tình hình dịch cho lãnh đạo Bộ NN&PTNT để kịp thời xử lý. “Như ở Lạng Sơn là buông lỏng việc quản lý vận chuyển, và giết mổ gia súc. Nếu chúng ta không làm quyết liệt thì rất dễ dịch sẽ tiếp tục lây lan từ các địa phương này ra các tỉnh khác”, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nêu rõ.

Có thể bạn quan tâm

Chống Hạn Cho Cây Trồng Vụ Mùa Chống Hạn Cho Cây Trồng Vụ Mùa

Trước tình hình nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu nghiêm trọng, tỉnh ta đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, chủ động triển khai nhiều biện pháp sản xuất, quyết tâm giành thắng lợi vụ Mùa năm nay. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quanh vấn đề này.

18/07/2014
Nông Dân Viện Cớ Cao Su Không Có Mủ Để Chặt Hạ? Nông Dân Viện Cớ Cao Su Không Có Mủ Để Chặt Hạ?

Tại huyện Chư Prông, nơi phát triển cây cao su mạnh nhất tỉnh Gia Lai với 34.000ha, đã có trên 30 hộ dân đốn hạ hàng trăm hec ta vườn cao su đang ở độ tuổi cho mủ. Hiện tượng chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng rầm rộ nhất là đầu năm 2014, khi giá cao su xuống đến đáy.

02/08/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

02/08/2014
Gần 1 Tháng Nghị Định 36 Về Cá Tra Có Hiệu Lực Gần 1 Tháng Nghị Định 36 Về Cá Tra Có Hiệu Lực

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

18/07/2014
Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

02/08/2014