Tới Vĩnh Phúc Thăm Trang Trại Hoa Bạc Tỷ Của Chàng Trai Tuổi 28

Đến thăm trang trại trồng hoa rộng 3ha của anh Nguyễn Quốc Chính (SN 1986), thôn Rừng Sằm, xã Thiện Kế, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc khó có thể ngờ chủ của trang trại mới 28 tuổi.
Anh Chính kể: “Tôi đam mê trồng hoa từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi xin vào làm thuê 3 năm ở trại hoa Mê Linh (Hà Nội) và 2 năm ở Sa Pa (Lào Cai)”. Năm 2010, khi đã có chút vốn “kinh nghiệm” giắt lưng, anh Chính xin nghỉ việc về quê mở trang trại trồng hoa hồng và cúc vàng đồng.
Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, gặp thời tiết không thuận lợi anh thiệt hại 10.000 gốc hồng, 70.000 gốc cúc. “Lúc đó, tôi rất chán nản nhưng được gia đình động viên, bạn bè ủng hộ cho tôi vay 100 triệu đồng, tôi tiếp tục mua giống về trồng”- anh Chính nhớ lại.
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, anh thường xuyên theo dõi sự phát triển của hoa, kịp thời phát hiện những bệnh như nấm mắt cua, phấn trắng, nhện... để phun thuốc phòng trừ. Nhờ chăm sóc tốt, các lứa hoa tiếp theo cho anh thu hoạch năng suất và chất lượng cao, khách hàng từ khắp các nơi đến tận vườn hoa thua mua. Để bán được giá, anh chủ yếu hãm hoa cho ra đúng thời điểm mùng 8.3 và 20.10.
Anh Chính chia sẻ: “Hoa hồng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch từ 60-65 ngày, hoa cúc từ 50-80 ngày (mùa hè là 50-60 ngày, mùa đông 70-80 ngày). Theo lịch đó, tôi sẽ cắt cành hoa để hãm lại, tính đến ngày thì sẽ thả cho hoa phát triển tự nhiên”.
Với 30.000 gốc hồng, bán giá trung bình 1.500 đồng/bông, 40.000 gốc cúc, giá bán 1.800-2.000 đồng/bông, anh thu 300-400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn liên kết với anh rể thuê hơn 1ha đất ở tổ 6, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) để trồng hơn 120.000 gốc hoa hồng. Tính ra, mỗi năm anh thu về từ 700-800 triệu đồng.
Không chỉ vậy, trang trại của anh còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động là thanh niên trong xã. Biết được mô hình trồng hoa hiệu quả của anh Chính, nhiều ND trong xã và các huyện khác trong tỉnh đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, giá các loại mặt hàng nông sản liên tục giảm đã làm cho nhiều nông dân lo lắng. Họ lo lắng vì vừa thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh, vừa bị tồn kho sản phẩm. Hàng hóa làm ra nhiều, giá rẻ nhưng vẫn không bán được và không biết đến bao giờ tình trạng này mới

Ngoài việc người nuôi heo ở các tỉnh Đông Nam Bộ gặp khó khăn, hàng triệu hộ chăn nuôi gia cầm ở các khu vực khác cũng đang rơi vào cảnh điêu đứng vì giá cả xuống thấp, dịch bệnh liên miên.

Vấn nạn tôm nguyên liệu có bơm chích tạp chất vẫn còn kéo dài và khó bị xử lý triệt để bởi nhiều nguyên nhân. Vấn nạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu con tôm Việt Nam, tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng vấn nạn này vẫn còn và người chịu thiệt hại nhiều là người nuôi tôm

Theo Bộ NNPTNT, Hải Dương và Tây Ninh là 2 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh.

Tại Kiên Giang, lúa Hè thu đang vào vụ thu hoạch ở một số huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng..., nhưng nông dân không vui vì giá lúa xuống thấp, năng suất Hè thu không cao, dịch bệnh nhiều, hiếm thương lái thu mua. Bên cạnh đó, lúa chất lượng cao từ vụ Đông xuân đến nay còn tồn đọng vì không được giá khiến nông dân đã khó lại chồng thêm khó