Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.
Với diện tích 907 ha nuôi nước ngọt, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như trắm, chép, trôi, mè... Ngoài ra, huyện mở rộng nuôi một số giống có giá trị kinh tế cao như rô phi lai xa, cá quả, cá trắm đen lai... Tổng diện tích nuôi thuỷ sản nước lợ 2.046 ha, trong đó nuôi thả: 135 triệu con giống tôm sú P15 với mật độ nuôi bán thâm canh là 10 - 15 con/m2, quảng canh cải tiến là 5 - 10 con/m2; 120.000 con cá vược, 50.000 con cá song, 200.000 con cá rô phi, 50.000 con cá bống bớp.
Về ngao, chủ yếu nuôi ngao trắng, diện tích là 1.380 ha, sản lượng thu hoạch đến thời điểm hiện tại đạt 3.000 tấn. Tiền Hải phấn đấu quý II tập trung thả nuôi theo đúng kế hoạch trên toàn bộ diện tích nuôi, tăng cường công tác chăm sóc, quản lý và phòng chống dịch bệnh trên các đối tượng nuôi, đạt sản lượng thu hoạch ngao khoảng 12.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 được WWF Việt Nam phát động lần đầu tiên từ 14 - 24/8/2015 nhằm giới thiệu xu hướng sử dụng thuỷ hải sản sạch, an toàn và thân thiện với môi trường với thông điệp “Ăn đúng kiểu - Hiểu đúng nguồn”. Tuần lễ Thủy hải sản bền vững khuyến khích người tiêu dùng Việt hòa cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm đến từ nguồn có trách nhiệm.

Chi cục Thú y Hà Nội vừa tiến hành thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hưng, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây.

Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi thỏ Newzealand cho 30 hộ dân tại các xã: Chiên Sơn, Quế Sơn, Cẩm Đàn với tổng kinh phí 250 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhậpvào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó.