Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Sức Người Trồng Gừng

Tiếp Sức Người Trồng Gừng
Ngày đăng: 26/06/2012

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.

Thủy Biều vốn là vùng đất thấp trũng nên việc trồng gừng trong bao rất thuận lợi.

Bà Lệ kiểm tra chất lượng củ gừng.

Vốn đến đúng lúc

Gia đình bà Võ Thị Túy Lệ ở tổ 5, khu vực Đông Phước 2, là người tiên phong chuyển đổi một phần diện tích trồng gừng trong đất sang trồng trong bao. Bà Lệ tâm sự: "Gia đình tôi chuyên chế biến nước mắm, làm ruốc. Tôi muốn trồng gừng nhưng thiếu vốn, chưa biết vay ở đâu thì được Quỹ HTND cho vay. Đây là cơ hội để tôi mở rộng diện tích trồng gừng cung cấp cho thị trường".

Cũng như bà Lệ, ông Võ Văn Khảm - Tổ trưởng tổ vay vốn chia sẻ: Năm 2011, gia đình ông trồng 2.000 bao gừng, trồng 6 tháng thu hoạch, thu lãi gần 30 triệu đồng. Ông Khảm cho biết: Ưu điểm của trồng gừng trong bao là cho hiệu quả kinh tế khá cao. Mỗi năm có thể chủ động trồng 2 vụ, mỗi vụ trồng khoảng 6-7 tháng, nếu thực hiện theo đúng kỹ thuật thì năng suất trung bình khi thu hoạch hơn 1kg gừng/bao.

"Tôi đang thiếu vốn để trồng thêm 2.000 bao gừng thì được quỹ HTND cho vay 15 triệu đồng trong 24 tháng, lãi suất chỉ 0,8%, đây là dịp để gia đình tôi tăng thêm thu nhập”-ông Khảm vui mừng nói.

Anh Hoàng Ngọc Cần, khu vực Trường Đá, một trong những hộ tham gia tổ liên kết trồng gừng trong bao, cho biết: "Trước đây, nhà tôi làm ruộng và chăn nuôi. Thấy mô hình trồng gừng có hiệu quả cao, tôi đăng ký vay Quỹ HTND, tham gia tổ liên kết trồng gừng của phường Thủy Biều. Tuy vụ trồng gừng này là đầu tiên nhưng tôi thấy trồng gừng ít rủi ro như chăn nuôi và không cần nhiều diện tích đất.

Tạo đà làm ăn

Được Quỹ HTND tiếp vốn, nhiều hộ ND ở phường Thủy Biều đã có điều kiện mở rộng diện tích trồng gừng, chuyển đổi từ trồng gừng trên đất sang trồng trong bao, mang lại năng suất cao hơn.

Bà Tôn Nữ Quỳnh Tương- Chủ tịch Hội ND phường Thủy Biều cho biết: “Dự án trồng gừng có 23 hội viên tham gia, và được Quỹ HTND T.Ư Hội (thông qua Hội ND tỉnh) cho vay tổng số tiền 300 triệu đồng. Hộ vay thấp nhất 10 triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng, thời gian vay 24 tháng, lãi suất 0,8%/năm. Đây là cơ hội để ND phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình.

“Thời gian tới, Hội ND phường Thủy Biều tiếp tục huy động các nguồn lực, xây dựng Quỹ HTND để nhiều hộ nghèo được tiếp vốn phát triển sản xuất”.

Bà Tôn Nữ Quỳnh Tương

Ông Khảm cho biết: Trước khi giải ngân, Hội ND phường Thủy Biều tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng gừng trong bao cho 23 hộ này. Các hộ trong tổ vay vốn thống nhất 2 tháng sinh hoạt 1 lần để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc gừng và định kỳ trả nợ đúng quy định.

Bên cạnh nguồn vốn của T.Ư Hội, Hội ND phường Thủy Biều cũng tích cực vận động xây dựng Quỹ HTND. Tính đến tháng 6.2012, Hội ND phường đã vận động hơn 10 triệu đồng xây dựng Quỹ HTND, với 10 hộ vay. Được hỗ trợ vốn kịp thời, các hộ đã ổn định sản xuất và trở thành nhân tố tích cực trong phát triển kinh tế ở địa phương. Năm 2011, phường Thủy Biều có 80 hộ ND đạt danh hiệu SXKD giỏi.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Tôm Càng Xanh Hiệu Quả Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Tôm Càng Xanh Hiệu Quả

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.

09/09/2012
Phát Triển Nuôi Gà Thả Vườn Phát Triển Nuôi Gà Thả Vườn

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.

09/09/2012
Tập Trung Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Tập Trung Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.

09/09/2012
Mô Hình Nuôi Bò Vàng Thuần Chủng - Mở Hướng Thoát Nghèo Cho Nông Dân Mô Hình Nuôi Bò Vàng Thuần Chủng - Mở Hướng Thoát Nghèo Cho Nông Dân

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

10/09/2012
Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.

10/09/2012