Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).
Trước những kết quả đáng phấn khởi, năm nay huyện mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000 ha, tăng 192 ha so với năm 2011. Tính đến giai đoạn này, diện tích thả nuôi toàn huyện là 750 ha.
Nhiều năm trước đây, do người dân nuôi đồng loạt nên lượng tôm giống không cung ứng đủ, gây sốt giá. Rút kinh nghiệm, người dân đã thực hiện nuôi tôm rải vụ để hạn chế tình trạng thiếu giống cục bộ, tránh tình trạng mua con giống trôi nổi ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
Có kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng con giống, ông Lê Thành Công - xã Phú Thành B cho biết: “Với tôi, con giống là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại khi sản xuất, nên bản thân rất quan tâm đến việc chọn lựa những con giống tốt để hạn chế thấp nhất những rủi ro. Năm nay, giá tôm giống dao động từ 220 - 240 đồng/con, tăng khoảng 40 đồng/con so với năm rồi”.
Mặc dù, hiện tượng sốt tôm giống đã giảm nhưng cán cân cung cầu vẫn chưa được cân bằng, người dân phải tìm đến những con giống nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan. Ông Nguyễn Quang Minh cho biết: “Hiện nay, mặc dù huyện đã sắp xếp lịch rải vụ cho việc thả nuôi tôm càng xanh để nhằm hạn chế tình trạng sốt con giống, nhưng theo tính toán thì các cơ sở cung ứng tôm giống trong và ngoài tỉnh chỉ đáp ứng tối đa 80%, do đó người dân phải nhập tôm giống từ các nước khác. Ngoài ra, hiện nay cũng có những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không đủ điều kiện đáp ứng việc cải thiện đàn tôm bố mẹ mà sử dụng giống tôm trôi nổi làm tôm bố mẹ để sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tôm mà người nuôi cần chú ý ”.
Để tạo điều kiện cho tôm càng xanh của huyện ngày càng phát triển, khẳng định được giá trị trên thương trường, huyện đã và đang hướng tới áp dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học vào sản xuất và đang thử nghiệm việc thả nuôi tôm theo hướng VietGap. Ông Minh chia sẻ, hiện tại có khoảng 100% hộ nuôi ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất góp phần giảm được chi phí, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, hạn chế bệnh tật. Bên cạnh đó, huyện đang từng bước hướng tới việc sản xuất tôm theo hướng VietGap để nâng cao giá trị cho tôm Tam Nông trên thị trường...
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, các xã trong huyện đã thả nuôi hơn 140 ha tôm vụ 1 năm 2013, trong đó 40ha tôm sú, số còn lại là tôm thẻ chân trắng.

Theo nhiều nông dân nuôi ếch tại TP Cần Thơ, nếu như năm 2012 giá ếch thịt liên tục giảm, khiến người nuôi bị lỗ vốn nặng thì từ đầu năm 2013 đến nay hầu hết người nuôi ếch đều có lời do giá ếch tăng trở lại. Gần đây, ếch thịt được nhiều tiểu thương đến tận nơi mua với giá 29.000 - 30.000 đồng/kg (loại khoảng 6-7 con/kg).

Giống vịt Cổ Lũng (Bá Thước - Thanh Hóa) là giống vịt quý hiếm, được người dân địa phương nuôi từ lâu đời. Giống vịt Cổ Lũng hiện nay chủ yếu được nuôi tập trung ở các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Lâm và Thành Sơn, nhưng nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở 2 xã Cổ Lũng và Lũng Niêm.

Đã gần một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh Quảng Bình lo lắng vì nhiều diện tích ao hồ đã xảy ra tình trạng tôm bị dịch bệnh gây chết hàng loạt, làm ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của người nuôi tôm...

Trong khi nhiều người nuôi lợn đã giảm quy mô hoặc chuyển nghề thì các xã viên HTX Chăn nuôi Nam Hưng (Nam Sách - Hải Dương) vẫn ổn định sản xuất và có lãi.