Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV

Sản xuất tôm giống theo quy trình hạn chế bệnh MBV được triển khai thí điểm tại ba trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Ngoài việc giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh MBV còn dưới 30%, thì năng suất trung bình còn tăng từ 20 đến 40% so với phương pháp sản xuất giống theo kinh nghiệm truyền thống.
Chất lượng tôm giống thu được khi áp dụng quy trình hạn chế dịch bệnh là tôm khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ và kiểm dịch đạt chất lượng trước khi xuất bán.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, trong quy trình sản xuất giống hạn chế dịch bệnh đã kiểm soát chất lượng nước, chất lượng tôm bố mẹ, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên cho ra đời lượng tôm giống đạt chất lượng, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Đây cũng là một trong những biện pháp thực hiện hiệu quả đề án nâng cao chất lượng tôm giống Cà Mau, nâng khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh về khả năng cung ứng con giống đạt chất lượng, sạch bệnh trên thị trường./.
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, chỉ sau 6 năm, trải qua bao phen “sấp ngửa”, Trần Hữu Đức đã có 3 trại gà lý tưởng, lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng/năm

Là người đầu tiên đưa giống chim cút về nuôi ở vùng ven biển bãi ngang sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, mô hình nuôi chim cút của chị Lê Thị Mai Ly

Khởi nghiệp rất ít vốn nhưng nhờ sự kiên trì, không ngại khó, nông dân Nguyễn Quang Khôi ở Bắc Giang trở thành chủ 3 cơ sở ương cá giống cho lãi khá.

Nhờ sáng tạo, dám nghĩ dám làm, gần 10 năm qua, ông Lê Đức Giáp ở thôn Bãi, xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) đã ghép thành công nhiều loại quả trên cùng một gốc

Với đức tính cần cù, chịu khó, quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng trang trại nuôi thỏ gần 500 con