Quy Hoạch Diện Tích Nhãn Đủ Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sang Mỹ
Các tỉnh ĐBSCL quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP.
Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6/10 Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm 2 loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Đây là hướng đi mới cho nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL.
Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.
Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này, trước hết các tỉnh ĐBSCL cần tập trung dập được bệnh chổi rồng trên cây nhãn để tăng năng suất và sản lượng đủ xuất khẩu. Tiếp đó phải quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP để đảm bảo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu.
Theo ông Hoàng Trung - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, trên cơ sở diện tích nhãn đã có sẳn ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang… Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các địa phương này khẩn trương quy hoạch lại vùng trồng nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Với kinh nghiệm từ các loại cây chôm chôm, thanh long, Cục tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, cũng như cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, đảm bảo chất lượng nhãn xuất ra đáp ứng nhu cầu khắc khe nhất của Mỹ để xuất khẩu”, ông Trung cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).
Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.
Bắp rớt giá, mì vẫn ở mức giá thấp… trong khi chi phí vật tư, tiền công thu hoạch tăng khiến nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lao đao. Nhiều người đang thiếu vốn sản xuất, có nguy cơ thiếu đói…
VietGAP thủy sản là quy trình sản xuất đảm bảo theo hướng an toàn dịch bệnh, môi trường và xã hội; đồng thời truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Với 4 tiêu chí này, VietGAP được xem là cách giúp nông dân “tăng lợi, giảm hại” bền vững. Thế nhưng, giải pháp hữu ích trên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi…
“Định vị hướng tới Lợi nhuận” là chủ đề của Hội nghị NTTS Châu Á - Thái Bình Dương và Triển lãm Thương mại (APA-2013) được tổ chức từ ngày 10 - 13/12/2013 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC).