Thị Trường Cao Su Dần Sáng Sủa

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.
Chủng loại SVR 3L đạt 3.228 USD/tấn (65 triệu/tấn) vào tháng 1 và đạt 3.760 USD/tấn (75 triệu/tấn) vào tháng 4, tăng 16,5%, tức khoảng 10 triệu đồng/tấn so với đầu năm 2012. Nhưng nếu so với tháng 2/2011 với mức giá kỷ lục 5.900 USD/tấn (tức 120 triệu đồng/tấn) thì vẫn còn thấp hơn nhiều!
Hiện nay, thương nhân Trung Quốc mua vào với số lượng lớn nên giá cao su XK sang Trung Quốc lên tới 23.800 NDT/tấn vào 2 tuần đầu tháng 4 này. Đặc biệt là các DN và thương gia Trung Quốc thuộc khu vực thị trường các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, nơi có nhiều nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, tham gia vào lực lượng NK cao su thiên nhiên của VN đang tăng đáng kể.
Hàng ngày vẫn có khoảng từ 30 đến 40 đơn vị pháp nhân có đủ điều kiện NK loại nguyên liệu chiến lược này từ VN qua cửa khẩu Móng Cái. Các DNXK trong nước cũng đang tăng sản lượng giao dịch hàng ngày lên hơn 700 tấn.
Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su cả thiên nhiên lẫn tổng hợp trên thế giới năm nay sẽ tăng lên mức 27,5 triệu tấn (năm 2011 đạt 25,5 triệu tấn). Trong khi đó, Hiệp hội Các nước SX cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo mức tăng trưởng của ngành cao su tự nhiên năm 2012 sẽ tăng trong khoảng từ 2,8-3,8%, như vậy cung vẫn tăng chậm hơn cầu.
Dự báo vào tháng 5 và tháng 6 tới, khi các khách hàng Thượng Hải, Thiên Tân, Liêu Ninh (Trung Quốc) quay trở lại để tiếp tục ký các hợp đồng NK khi các Cty cao su bước vào mùa khai thác mới thì sản lượng giao dịch sẽ tăng lên trên 1.000 tấn/ngày. Nhưng về giá theo dự đoán của Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), do sức ép của các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung Quốc không cho giá tăng hơn nữa, nên giá khó thể vượt mức 80 triệu tấn/tấn trong 1 - 2 tháng tới.
Mặt khác, theo bà Trần Thị Thúy Hoa – Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su VN (VRA), dù VN đứng thứ 4 thế giới về XK cao su nhưng các nhà NK thường ưu tiên lựa chọn nguồn hàng từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan… với giá cao, trong khi hàng chúng ta lại bị chê là hàng phẩm cấp thấp nên giá XK thường thấp hơn từ 2-5%. Nguyên nhân chính là do một số DN trong nước chưa ổn định chất lượng sản phẩm và cũng chưa đảm bảo giao hàng đúng hạn, đúng lượng nên khách hàng thường lấy lý do này để mua với giá thấp. Ngoài ra, còn có tình trạng tranh mua tranh bán giữa các DN trong nước, đầu vào của cao su XK không được kiểm soát khiến chất lượng sụt giảm nghiêm trọng. Đặc biệt là hiện tượng pha hóa chất “lạ” vào mủ cao su như NNVN đã nêu vào tháng 9/2011.
“Ngay từ thời điểm ấy, chúng tôi đã đề nghị Bộ NN-PTNT những giải pháp kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi pha trộn tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ cao su, đồng thời cũng đề xuất Bộ Công thương và Ban quản lý cảng có những giải pháp ngăn chặn nạn rút ruột container...”- bà Hoa nói.
Chú trọng thị trường nội địa khi thị trường thế giới biến động cũng là một trong những giải pháp được đề ra. Trong năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG) cam kết sẵn sàng ký kết các hợp đồng bán cao su nguyên liệu cho các DNSX sản phẩm cao su công nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cũng như các DN khác trong nước.
VRG đã ký một biên bản thoả thuận với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) trong năm nay sẽ cung ứng cho VINACHEM khoảng 28.500 tấn cao su các loại. Thoả thuận nói trên nằm trong kế hoạch tăng cường tiêu thụ nội địa của VRG, nhất là trong bối cảnh XK cao su năm 2012 được các chuyên gia dự báo sẽ gặp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa