Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập

Giúp Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập
Ngày đăng: 29/06/2012

Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã thí điểm mô hình Cánh đồng mẫu mía (CĐM) tại 2 địa điểm là ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp và ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.

Mối liên kết 4 nhà

Bộ phận Khuyến nông CASUCO đã phối hợp với chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang thực hiện CĐM thí điểm đầu tiên trong vùng. Mỗi mô hình có diện tích từ 20-50ha và CĐM này giúp đời sống của người trồng mía nâng cao một cách tốt nhất. Song song đó, chương trình còn tạo mối liên kết chặt chẽ 4 nhà, tạo nguồn nguyên liệu tự nhân giống cho bà con. Đặc biệt là hướng đến chiến lược phát triển vùng mía nguyên liệu ổn định, bền vững…

Ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc CASUCO cho biết: “Chuẩn bị cho quá trình thực hiện, CASUCO đã xác định bộ giống mía trong mô hình; ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh sản xuất mía và xây dựng quy trình canh tác chuẩn cho cây mía để đạt năng suất và chất lượng”.

Cũng theo ông Long, việc xác định địa điểm thực hiện CĐM là dựa trên cơ sở quy hoạch vùng trồng mía tại địa phương. Vùng đó phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi về hạ tầng kinh tế xã hội. Vùng đê bao khép kín, chủ động nguồn nước tưới tiêu, đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất và bán sản phẩm sau thu hoạch.

Đặc biệt là có tiềm năng mở rộng diện tích khi mô hình CĐM thành công. Nông dân trồng mía được tập huấn kỹ thuật canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng các giống mía mới theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Phía CASUCO sẽ xây dựng quy trình canh tác, tổ chức cung ứng giống mía, phân bón, vật tư và ký hợp đồng bao tiêu mía cho nông dân…

Tín hiệu khả quan

Tổng kinh phí cho 2 mô hình CĐM trên là gần 1 tỷ đồng. Trong đó, phần đầu tư không hoàn lại là 77,4 triệu đồng bao gồm đầu tư giống 3ha cho một CĐM để nông dân tự nhân giống, 2 máy bơm nước D15 và các chi phí tập huấn, tham quan; phần vốn đầu tư hoàn lại là 357 triệu đồng. Một ha trị giá 11,9 triệu đồng gồm: 450kg phân urê, 500kg phân lân, 300kg phân kali.

Theo dự kiến CĐM địa bàn huyện Phụng Hiệp sẽ thu hồi vào tháng 1.2013 và CĐM địa bàn TP.Vị Thanh thu hồi vào tháng 3.2013. Sau khi rút kinh nghiệm quá trình triển khai CĐM, từ niên vụ 2013-2014, CASUCO sẽ phối hợp với địa phương xây dựng ít nhất 5 mô hình CĐM, mỗi mô hình trên 50ha. Niên vụ 2014-2015 xây dựng ít nhất 10 mô hình, mỗi mô hình trên 50ha.

“Việc thực hiện CĐM cho cây mía tại Hậu Giang là rất hay. Đây là động lực thúc đẩy người trồng mía có cơ hội làm giàu và kết nối thành một tập thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau”

Ồng Nguyễn Văn Thơ

Ông Nguyễn Văn Thơ – Chủ nhiệm CLB nông dân trồng mía ấp Mỹ Hiệp 3, là một trong 5 người trồng mía giỏi của Hậu Giang hồ hởi: “Việc thực hiện CĐM cho cây mía tại Hậu Giang là rất hay. Đây là động lực thúc đẩy người trồng mía có cơ hội làm giàu và kết nối thành một tập thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Thị trường đường và mía có liên quan nên đường hay giảm theo giá mía như thời gian qua khiến nông dân khó làm giàu. Bởi thế nên người trồng mía như chúng tôi luôn mong mỏi giá mía đừng quá bấp bênh...”

Trao đổi với NTNN, nhiều nông dân trong vùng nhận định, CĐM do CASUCO khởi xướng bước đầu đã thấy tín hiệu khả quan. Bởi CASUCO đã quá thân quen với người trồng mía trong vùng, từng thực hiện nhiều chương trình xã hội có ý nghĩa nên được nông dân ủng hộ.

Được biết, thời gian qua, CASUCO có nhiều hoạt động từ thiện như xây cầu nông thôn, hỗ trợ học bổng cho học trò nghèo, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho những gia đình nghèo. Đặc biệt những năm gần đây, khi xuân về, năm nào CASUCO cũng trao quà cho các hộ nghèo trong vùng để giúp họ có thêm sự ấm cúng trong những ngày Tết…

Có thể bạn quan tâm

Agribank Khánh Hòa Đẩy Mạnh Cho Vay Nuôi Trồng Thủy Sản Agribank Khánh Hòa Đẩy Mạnh Cho Vay Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

23/05/2014
Trăn Trở Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Trăn Trở Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

21/06/2014
Người Nông Dân Người Nông Dân "Mê" Làm Giàu

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.

24/05/2014
Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.

25/05/2014
Dak Lak Thả 510 Kg Cá Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Tại Các Thủy Vực Dak Lak Thả 510 Kg Cá Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Tại Các Thủy Vực

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

21/06/2014