Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.
Để đảm bảo yếu tố về môi trường trong phát triển vùng nuôi cá tra, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát từng vùng nuôi, tập trung nguồn vốn Nhà nước và vốn doanh nghiệp thực hiện qui hoạch diện tích chứa nước, dẫn nước ra ao lắng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải chưa qua lắng, lọc. Đối với những vùng nuôi không đảm bảo môi trường, hiệu quả không cao sẽ cắt giảm diện tích, và bổ sung diện tích vào những vùng nuôi hiệu quả, đảm bảo về môi trường; đồng thời chỉ đạo các địa phương cần có biện pháp dứt khoát trong công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đào ao nuôi cá ngoài vùng quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 19.10, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh (QPAN) Trung ương do Thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương.
Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.
Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.
Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.
Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.