Trên 10.000 Ha Lúa Đông Xuân Xuống Giống Sớm, Có Nguy Cơ Bị Sâu Bệnh Tấn Công
Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.
Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong diện tích đã xuống giống có đến trên 10.000 ha đất canh tác ở vùng đầu nguồn, tập trung tại huyện Cái Bè trên 9.000 ha và huyện Tân Phước trên 1.000 ha xuống giống trước lịch thời vụ, được khuyến cáo có nguy cơ bị sâu bệnh tấn công gây hại, cần có giải pháp chủ động theo dõi, thăm đồng thường xuyên, để phát hiện và phòng trị kịp thời.
Ông Trương Văn Cho, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trà lúa bà con xuống giống sớm (từ ngày 30/10 - 7/11) rơi vào thời điểm có lứa rầy di trú khả năng mang virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rất cao. Ngoài ra, do đặc điểm thời tiết, thủy văn phức tạp, bà con xuống giống sớm trong giai đoạn này còn phải đối phó với một số bệnh phát sinh gây hại như: Bệnh cháy lá...
Để đảm bảo cho trà lúa đông xuân phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng cao, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 39 cuộc tập huấn sản xuất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tại các vùng trọng điểm, khuyến cáo bà con áp dụng đồng bộ những tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất: IPM, "ba giảm, ba tăng", bón phân theo nguyên tắc "4 đúng", không bón thừa đạm và tránh phun xịt thuốc trừ sâu rầy khi chưa thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, tỉnh còn thường xuyên cập nhật diễn biến sâu bệnh kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và đối phó kịp thời.
Qua theo dõi, nhờ triển khai kịp thời những giải pháp đối phó cần thiết, khuyến cáo bà con tuân thủ qui trình chăm sóc lúa đông xuân theo hướng dẫn nên đến nay, trà lúa đã xuống giống có gần 17.000 ha ở giai đoạn mạ, diện tích còn lại bắt đầu đẻ nhánh. Lúa phát triển tốt, chưa phát hiện trường hợp sâu bệnh nghiêm trọng.
Nguồn bài viết: http://tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1257/73655/Nong-nghiep---Phat-trien-nong-thon/Tren-10-000-ha-lua-dong-xuan-xuong-giong-som--co-nguy-co-bi-sau-benh-tan-cong.aspx
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, Công ty Rijk Zwaan sẽ phối hợp với các hộ nông dân Đà Lạt hình thành một cơ sở trồng và nghiên cứu các loại giống rau Đà Lạt và giống ngoại nhập (khoảng 3 - 5ha), đồng thời sẽ lập một trang trại chuyên sản xuất hạt giống, đặc biệt là hạt giống rau, để cung cấp cho Việt Nam và xuất khẩu (khoảng 15 - 20ha).
Ban Quản lý cũng đang xúc tiến làm việc với các đơn vị để tiếp nhận khu đất khoảng 180ha tại Nông trường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) để xây dựng Khu NNCNC chuyên về chăn nuôi, chủ yếu nghiên cứu phát triển giống heo, bò…
Xã Ba Trại thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) với thương hiệu chè sạch truyền thống. Chè sạch Ba Trại đã được chứng nhận thương hiệu cách đây 4 năm nhưng người nông dân nơi đây vẫn đang vất vả tìm đường cho sản phẩm truyền thống của mình, nơi mà một thị trường rộng lớn chỉ cách 60km...
Với việc Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho ngô biến đổi gene, đại diện Hội đồng ATSH cho rằng, chỉ còn một thủ tục là đăng ký giống với Bộ NNPTNT để tiến hành khảo nghiệm kết hợp diện hẹp, diện rộng một vụ nữa là nông dân sẽ được trồng loại cây này.
Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.