Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quang Thuận (Bắc Kạn): Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Quang Thuận (Bắc Kạn): Vào Vụ Thu Hoạch Quýt
Ngày đăng: 15/10/2013

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

Mặc dù tại các vườn quýt chưa chín rộ, tuy nhiên do giá đầu vụ cao nên nhiều gia đình đã tiến hành thu hoạch để bán. Giá bán đầu vụ hiện nay từ 15.000 - 18.000 đồng/kg; loại quả to, vỏ nhẵn đẹp có thể bán được giá 20.000 đồng/kg.

 Theo chị Hà Thị Xuân, tư thương từ chợ Long Biên (Hà Nội) trực tiếp thu mua tại thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận thì chị đã mua quýt được 5 ngày nay, hàng ngày vận chuyển về chợ Long Biên bán, lượng quả đầu vụ khá đồng đều, dù quả mới chỉ ương vàng nhưng rất ngọt do vậy việctiêu thụ rất nhanh. Hiện nay quả chưa chín nhiều mà đã có nhiều người lên đặt cọc tiền mua tại vườn với các hộ có quýt nên số lượng người bán vẫn còn ít, mỗi ngày chỉ thu mua được trên dưới 1 tấn quả.

Tại vườn cam, quýt thuộc khu vực suối Khau Cùa, anh Phạm Xuân Quyở thôn Nà Thoi cho biết: Hiện nay vườn cam, quýt của gia đình với hơn 2ha, gia đình đã nhận hàng chục triệu đồng tiền đặt cọc của một số tư thương từ tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn nên gia đình chỉ bán khi quả trong vườn chín hẳn. Tuy nhiên cũng còn băn khoăn là khi toàn vườn chín hẳn thì giá cả thị trường không biết thế nào, mặc dù đã có tư thương đứng ra đảm bảo bao tiêu sản phẩm nhưng vẫn phải theo giá thị trường. Năm 2012 với giá bán trung bình từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí gia đình cũng thu về hơn 200 triệu đồng từ cam, quýt.

 Đồng chí Lưu Đình Thăng- Chủ tịch UBND xã Quang Thuận cho biết: Hiện nay toàn xã có 480ha cây cam, quýt, trong đó có khoảng 300ha là cây đã cho thu hoạch quả. Năm nay lượng quả ít hơn so với năm 2012, ước tính toàn xã chỉ khoảng 1.000 tấn. Tuy nhiên chất lượng quả năm nay có phần tốt hơn, dù quả ở các cây có ít hơn năm 2012 nhưng bù lại là quả to và đều vỏ mỏng, do vậy giá năm nay chắc chắn sẽ cao hơn năm trước, với số lượng ít thì đầu ra cho vụ quýt năm nay không có gì đáng ngại.

Hiện nay đường vào khu vực là vườn cam, quýt ở các thôn phần lớn đã được bê tông hoá hoặc được các hộ dân chung nhau mua xi măng, cát sỏi và tự bỏ ngày công để làm đường, do vậy xe máy đã có thể đến được tận trong vườn nên việc hái và vận chuyển quả ra ở những điểm tập kết mua khá thuận lợi.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Khoa Học “Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ” Hội Thảo Khoa Học “Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ”

Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.

05/11/2014
Nuôi Cá Chình Bông, Hướng Đi Thoát Nghèo Nuôi Cá Chình Bông, Hướng Đi Thoát Nghèo

Ông Trần Luật Sự cho biết, đầu năm 2012, tình cờ gặp một người quen cung cấp tài liệu, quy trình nuôi cá chình bông. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 hồ nuôi với diện tích 40m2 và chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá chình trong quá trình nuôi.

05/11/2014
Chàng Trai Quê Biển Thuần Hóa Cá Vược Chàng Trai Quê Biển Thuần Hóa Cá Vược

Yêu biển, yêu quê hương nơi mình sinh ra, chàng thanh niên Công giáo huyện Tiền Hải (Thái Bình) Trương Văn Trị đã ấp ủ và thành công trong việc thuần hóa cá vược nuôi từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt.

05/11/2014
Nuôi Chim Bồ Câu Giống Pháp Lãi Hơn Nuôi Gà Nuôi Chim Bồ Câu Giống Pháp Lãi Hơn Nuôi Gà

Phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã triển khai mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp quy mô hộ gia đình trên địa bàn, với 10 hộ tham gia. Từ 25 cặp chim bố mẹ ban đầu, đến nay mỗi hộ tham gia đã nhân lên từ 100 đến 130 cặp chim bố mẹ.

05/11/2014
Phát Hiện Phát Hiện "Siêu Nhân" Gây Hại Bộ Rễ Của Cây Rau Đà Lạt

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.

05/11/2014