Biện pháp chống nóng cho lợn
Để đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa nắng nóng, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng: Virkon, Han – lodine, Benkocid. Đình kỳ phun thuốc diệt côn trùng là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.
Giảm mật độ nuôi trong mùa hè. Lợn nái có chửa: 3 – 4m2/con, lợn thịt: 2m2/con.
Sử dụng hệ thống chống nóng trong chuồng nuôi, đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi. Không dùng quạt trần thổi gió xuống dưới chuồng. Đối với chuồng kín, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, hạn chế trường hợp mất điện. Sử dụng hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi để giảm nhiệt độ. Đảm bảo tắm mát cho lợn từ 1 – 2 lần/ngày. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn và bổ sung thêm rau xanh. Tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.
Thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày. Đảm bảo đủ nước mát cho lợn uống, bổ sung thêm muối ăn (0,1 - 0,3g/kg thể trọng/ngày), đường gluco (0,5 - 1g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải B.Complex giàu vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Tiêm cho lợn đầy đủ các loại vaccine như: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh... Theo dõi, phát hiện sớm lợn nghi ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan bùng phát thành dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.
Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...
Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.
Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.