Quảng Ngãi Xuất Hiện Ổ Dịch Bệnh Lở Mồm Long Móng

Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa phát hiện 2 ổ dịch bệnh lở mồm long móng với hơn 20 con bò bị nhiễm bệnh. Hiện các ổ dịch đã được khoanh vùng, không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Dịch bệnh lở mồm long móng xuất hiện tại khu dân cư Đồng Bến Sứ và thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long (Sơn Tịnh). Tại đây, hơn 10 hộ gia đình đang lo lắng khi phát hiện đàn bò có biểu hiện bị chảy nước dãi, móng chân sưng đau, đi lại khó khăn, bỏ ăn.
Gia đình anh Nguyễn Hữu Nghĩa ở khu dân cư Đồng Bến Sứ, xã Tịnh Long có 3 con bò trong tổng số 5 con bò của gia đình bị nhiễm bệnh. Anh cho biết, nguyên nhân là do trong vùng có bò bị nhiễm bệnh nhưng vẫn chăn thả ngoài đồng nên khi bò thả ngang qua vùng dịch thì bị lây bệnh.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông Huỳnh Lâm ở đội 2, thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long mua bò đã nhiễm bệnh từ nơi khác về và lây lan sang các hộ khác. Bên cạnh đó, có một số hộ khi có bò bị nhiễm bệnh thì giấu không báo chính quyền địa phương, vì vậy đã làm dịch bùng phát và lây lan nhanh.
Hiện chỉ có 20 con bò bị bệnh nhưng do chuồng trại chăn nuôi nhỏ nên các hộ đều nhốt chung giữa bò bị bệnh và bò chưa nhiễm bệnh nên khả năng lây lan là khá cao.
Trước tình hình dịch lở mồm long móng bùng phát, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cán bộ thú y tiến hành phun thuốc khử trùng tại 4 thôn của xã Tịnh Long (Sơn Tịnh) để khoanh vùng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-8, Công ty Holcim Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nghiệm thu Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận.

Chủ động trồng cỏ, bắp, v.v... và dự trữ thức ăn, ủ urê hoặc ủ chua, bổ sung dưỡng chất, khoáng chất, vitamin vào thức ăn. Trung bình mỗi con trâu, bò cần có 1-2 tấn thức ăn dự trữ sẵn cho mùa lạnh.

Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.

Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.