Phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Gia đình anh Chu Văn Huy, thôn Đồng Chu, xã Yên Định có hơn 2 sào đất đồi, trước đây chỉ trồng cây ăn quả, cây keo.... Sau khi tham gia lớp tập huấn về chăm sóc phát triển giống cây dược liệu ba kích tím dưới tán rừng, anh đã trồng xen khoảng 300 cây ba kích tím. Qua hai năm chăm sóc, cây phát triển tốt và đã cho rễ củ. Hiện trung bình mỗi bộ rễ nặng trên dưới 2kg, ước tính với giá bán khoảng 200 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu được vài trăm triệu đồng.
Được biết, thời điểm năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mô hình ươm giống cây ba kích tại 15 gia đình ở xã Yên Định, huyện Sơn Động với số lượng hơn 10 nghìn cây, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhận thấy sự phát triển thuận lợi của cây ba kích, năm 2015 huyện Sơn Động tiếp tục đưa cây ba kích tím trồng dưới tán rừng, tán cây ăn quả với tổng diện tích hơn 51 ha, mở ra hướng đi mới cho bà con nơi đây phát triển kinh tế rừng.
Có thể nói, trong các mô hình trồng cây dược liệu được triển khai ở Sơn Động còn có cây nấm linh chi. Đây là giống nấm có công dụng chữa bệnh tốt, giá bán trên thị trường khoảng 1 triệu đồng/kg nấm khô. Loài dược liệu quý này hiện đang được nhiều gia đình trên địa bàn huyện trồng với số lượng lớn như hộ ông Nông Văn Rót, thôn Han 2, xã An Lập trồng một nghìn bịch nấm linh chi. "Đây là loại nấm đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình trồng và chăm sóc. Vừa qua gia đình tôi đã thu được hơn 100 triệu đồng từ bán nấm", ông Rót chia sẻ.
Hiện nấm linh chi thành phẩm của gia đình ông Rót vừa cho thu hoạch lứa thứ 2 và đang tiếp tục cho thu hoạch lứa tiếp theo. Với kiến thức học được từ những lớp tập huấn, ông đã trồng thử nghiệm nấm linh chi trên thân cây keo cho hiệu quả cao hơn so với cách trồng thông thường sử dụng nguyên liệu mùn cưa.
Theo ông Rót, để làm một bịch nấm cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu như mùn cưa, ngô nghiền, cám… mỗi bầu chỉ cho thu 2 lứa/năm, sau một năm phải làm bầu mới. Tuy nhiên, nếu chúng được trồng trên thân keo sinh trưởng rất tốt. Trung bình mỗi bịch nấm cho thu hoạch 4 lứa/năm, cánh nấm to, dầy hơn và chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, sau hai năm mới phải làm lại bầu.
Ông Nông Văn Rót kiểm tra những bịch nấm làm từ thân cây keo.
Để giúp các hộ dân thuận tiện trong việc tiếp cận kỹ thuật trồng nấm và bao tiêu sản phẩm, huyện đã thành lập HTX Sản xuất, tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu Sơn Động với 150 thành viên ở nhiều xã tham gia. Ông Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động cho biết: Kết quả bước đầu cho thấy cây dược liệu nấm lim xanh và cây ba kích tím phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, có chất tốt. Vì vậy, thời gian tới, phòng sẽ tham mưu với UBND huyện có chính sách hỗ trợ về nhân giống cây ba kích và phôi nấm cho bà con nông dân. Mặt khác, phối hợp với các đơn vị liên quan chuyển giao kỹ thuật và nhân rộng mô hình trồng nấm, ba kích tím dược liệu để những cây dược liệu này trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đồng thời bảo tồn nguồn gen cây dược liệu quý và tính đa dạng sinh học trong những cánh rừng ở huyện Sơn Động.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Cả tuần nay, nhiều nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang mất ăn, mất ngủ vì các thương lái thu mua thanh long bán sang Trung Quốc ôm theo số nợ hàng trăm triệu đồng “bỗng dưng mất tích”.

Từ khi hiện diện tại khu vực Tây Nguyên cho đến nay, chưa bao giờ giá hồ tiêu lại cao như niên vụ thu hoạch 2012. Nhiều nông hộ ở các vùng trọng điểm hồ tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc đã vụt trở thành tỷ phú chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đi liền với việc đổi đời mau chóng này là tình trạng phá rừng, phá vườn cà phê để mở rộng diện tích hồ tiêu.