Quảng Ngãi Quyết Tâm Giành Thắng Lợi Vụ Lúa Hè Thu 2014

Ngày 25/4, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi tổ chức sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2013- 2014 và triển khai sản xuất vụ hè thu năm 2014.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT, tổng sản lượng lương thực trong vụ đông xuân 2013- 2014 ước đạt 247.587 tấn, tăng 0,8% so với cùng vụ năm trước. Trong đó, thóc 220.889 tấn tương đương với vụ ĐX 2012- 2013; ngô 26.699 tấn, tăng 8,8% so với cùng vụ năm trước. Về cây lúa, diện tích gieo sạ 38.820 ha, NS bình quân ước đạt 56,9 tạ/ha, sản lượng 220.889 tấn. So cùng vụ năm trước, diện tích giảm 0,1% %, nhưng năng suất tăng và sản lượng tương đương. Về cây ngô, diện tích 4.707,2 ha, NS bình quân ước đạt 56,7 tạ/ha, sản lượng 26.699 tấn. So cùng vụ năm trước, diện tích tăng 3,5%, NS tăng 5,1% và sản lượng tăng 8,8%. Cây thực phẩm: Rau các loại, diện tích 5.919,5 ha, NS bình quân ước đạt 157,9 tạ/ha, sản lượng 93.471 tấn
Nhìn chung, các địa phương và bà con nông dân chấp hành lịch thời vụ tương đối tốt. Diện tích gieo sạ đúng lịch cho chân ruộng chủ động nước là 32.410ha (đạt NS bình quân 59,1 tạ/ha, được mùa nhất từ trước tới nay). Thời vụ sản xuất được các địa phương quan tâm chỉ đạo, bố trí gieo sạ gọn, đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng theo khung lịch thời vụ khuyến cáo tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý điều tiết tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, thời điểm lúa trổ tập trung từ 15/3-30/3 trở về sau tương đối an toàn. Thời gian thu hoạch trà chính vụ từ 15-30/4 gặp nắng ráo.
Theo đánh giá, nổi bật trong sản xuất lúa vụ đông xuân 2013-2014 tại Quảng Ngãi là việc sử dụng giống chất lượng, chiếm đến 90% diện tích trong sản xuất. Thực tế cho thấy, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, việc sử dụng giống lúa chất lượng đã góp phần tăng năng suất và sản lượng rõ rệt.
Cơ cấu giống lúa cũng đã có sự thay đổi để thích ứng với điều kiện thời tiết bất lợi. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày như 13/2, Xi23, NX30, BM98-55,… đã được loại bỏ, thay vào đó là các giống lúa trung và ngắn ngày, chiếm trên 95% diện tích sản xuất trong các vụ và đều cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt.
Cơ cấu giống lúa chung cho đồng bằng và miền núi: Giống lúa chủ lực: Lúa thuần: ĐV108, KD đột biến, Hoa ưu 109, ĐH 99-81, ĐH 815-6, SH2 (XT27), Nàng Hoa 9, OM6976, HT1, PC6, TH6, QNT1, TBR 45; lúa lai: Nhị ưu 838, B-TE1, TH3-3, SYN6. Giống lúa bổ sung: Lúa thuần: AS.996, Q.Nam1, Q5, ĐT34. Lúa lai: PAC 807. Giống lúa có triển vọng sản xuất thử: Lúa thuần: VN121, DT45, VTNA2, Hoa Khôi 4, XT28, RVT, VS1, OM4900, MT18cs, KD28, lúa nếp ĐT 52; lúa lai: Xuyên Hương 178.
Song song với sản xuất cây lương thực (lúa, ngô), các loại cây trồng ngắn ngày khác như lạc, đậu các loại đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng. Hai cây nguyên liệu chủ lực phục vụ công nghiệp chế biến của tỉnh là mía và mì cũng tương đối ổn định.
Kế hoạch vụ hè thu năm 2014, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi phấn đấu đạt sản lượng lương thực 228.515 tấn, trong đó thóc 196.969 tấn, ngô 31.546 tấn, sản lượng lạc vỏ 3.445 tấn, rau các loại 108849 tấn, đậu các loại 3.325 tấn. Về chăn nuôi (cả năm), đàn trâu 61.000 con, đàn bò 280.000 con (tỷ lệ đàn bò lai 54%) đàn lợn 490.000 con, đàn gia cầm 3,5 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 65.300 tấn. Về thuỷ sản phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.
Theo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ hè thu 2014 của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng chân ruộng, các huyện, thành phố chỉ đạo thời điểm gieo sạ để lúa trổ từ 20/7 đến trước ngày 10/8, thu hoạch dứt điểm 10/9, hạn chế tối đa việc cho lúa trổ sớm (trước 20/7) vì gặp gió Tây Nam khô nóng tỷ lẹ lép cao ; nếu trổ muộn (sau 10/8) thu hoạch gặp mưa bão gây thất thoát lớn.
Diện tích đại trà gieo sạ từ 20-30/5 ; cơ cấu giống chủ lực: ĐV108, KD đột biến, ĐH 815-6, OM6976, ĐT34, Q.Nam1, HT1, lúa lai TH3-3, B-TE1, SYN6; giống bổ sung: Q5, AS.996, VN121, lúa lai : PAC 807; giống triển vọng: VT-NA2, KD28, MT10, PC6, Hoa ưu 109, Hoa Khôi 4, Hương Xuân.
Có thể bạn quan tâm

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.

Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.