Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi bò sữa ở Hà Nội sức cạnh tranh kém

Chăn nuôi bò sữa ở Hà Nội sức cạnh tranh kém
Ngày đăng: 26/11/2015

Tuy nhiên, do chăn nuôi nông hộ còn nhỏ lẻ, chất lượng giống thấp, giá sữa bán trên thị trường cao hơn so với các nước trên thế giới dẫn tới sức cạnh tranh kém.

Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sữa giữa nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, dẫn tới nông dân bị thiệt khi giá sữa liên tục giảm.

Năng suất thấp Theo ông Hoàng Tiến Nghi, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển CNBS và hợp tác với Công ty cổ phần Sữa quốc tế (IDP), tổng đàn bò sữa của thành phố tăng nhanh cả về số và chất lượng.

Đến nay, tổng đàn bò sữa toàn thành phố đạt 15.000 con, tăng 2 - 3 lần so với năm 2010; sản lượng sữa từ 3.800 kg/chu kỳ/năm đã tăng lên 4.800 kg/chu kỳ/năm.

Tuy nhiên, việc hợp tác CNBS còn khó khăn như: Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, năng suất sữa so với các nước phát triển còn thấp.

Thời gian gần đây, giá sữa bột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển CNBS và hiệu quả kinh tế của người dân.

Do nhu cầu sử dụng sữa tươi của người dân trong nước thấp và việc phân biệt giữa sữa tươi, sữa hoàn nguyên còn hạn chế nên việc dùng các sản phẩm sữa tươi 100% sản xuất trong nước chưa được người tiêu dùng hưởng ứng nhiệt tình.

Giá bò sữa giống tiếp tục giảm do việc tiêu thụ sữa gặp khó khăn cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng đàn các năm sau.

Do các chi phí đầu vào đều tăng cao nên giá sản xuất sữa trong nước rất cao (khoảng 9.700 đồng/lít), trong khi giá sữa một số nước trên thế giới sản xuất ra chỉ khoảng 4.800 đồng/lít, dẫn tới sức cạnh tranh kém. Trao đổi về những khó khăn trong chương trình hợp tác, ông Nguyễn Mạnh Hùng - hộ CNBS ở Ba Vì cho biết:

Mặc dù được Công ty IDP thu mua với giá ổn định nhưng công ty không thu mua hết được lượng sữa cho nông dân vào mùa đông, bởi thời điểm đó sản lượng sữa tăng gấp 50 - 60 lần so với mùa hè nên khoảng 70% lượng sữa dôi ra, nông dân phải bán cho các đại lý với giá không cao.

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty IDP cho biết, việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chưa chặt chẽ.

Vào mùa hè, khi lượng tiêu thụ sữa mạnh, một số người dân bán sữa ra ngoài với giá cao, vào mùa đông lượng sữa nhiều, tiêu thụ chậm, nông dân yêu cầu doanh nghiệp thu mua hết, gây khó khăn trong quản lý giá cũng như chất lượng sữa.

Vì vậy, công ty chỉ thu mua số lượng như trong hợp đồng đã ký kết, đồng thời, chất lượng thức ăn chưa ổn định và con giống không tốt, nên năng suất thấp dẫn tới chất lượng sữa không đồng đều ở các hộ dân.

Đầu tư khoa học và con giống Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các hộ CNBS, cũng như đẩy nhanh việc hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ, các đơn vị của ngành sẽ tiếp tục rà soát việc phát triển CNBS theo quy hoạch, không mở rộng vùng mà chủ yếu tập trung vào chất lượng.

Kiên quyết hạn chế tối đa việc phát triển CNBS tự phát, nhỏ lẻ trong khu dân cư; tư vấn, hướng dẫn đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trang thiết bị cho các điểm thu gom sữa, từng bước nâng cấp để đạt chuẩn quốc tế.

Công tác thu mua phải bảo đảm việc đánh giá sữa được chính xác, chuẩn mực, bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi và chất lượng sữa cho người tiêu dùng.

Ngành sẽ tiếp tục tạo mối quan hệ gắn kết từ người chăn nuôi, trạm thu gom sữa với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sữa trên địa bàn thành phố bằng các hợp đồng kinh tế bảo đảm quyền lợi cho các bên.

Đồng thời, người dân cũng cần đầu tư khoa học, kỹ thuật trong CNBS và sử dụng phần mềm quản lý công tác giống, chăm sóc đàn bò tại các trang trại quy mô lớn; phối hợp với các đơn vị có liên quan, trường học tiếp tục tổ chức triển khai chương trình "sữa học đường", "ngày uống sữa thế giới" để đẩy mạnh việc sử dụng sữa tươi đến người tiêu dùng.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân nhận định, việc quan trọng cần làm để nâng cao năng suất, chất lượng sữa hiện nay là cải tạo giống.

Nếu con giống kém chất lượng cần loại thải.

Bên cạnh đó là thực hiện việc liên kết "4 nhà" trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Ông Vân cũng khuyến cáo, khi sữa nước ngoài tràn ngập tại thị trường Việt Nam với giá rẻ, nếu nông dân và doanh nghiệp không cải thiện được năng suất và chất lượng sẽ thua ngay trên "sân nhà".

Các doanh nghiệp sản xuất cũng phải đa dạng các mặt hàng có nguồn gốc từ sữa tươi đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh tuyên truyền giúp người tiêu dùng hiểu và hướng tới sử dụng sữa tươi, không bị nhầm lẫn với sản phẩm sữa bột hoàn nguyên.

Các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra việc sản xuất kinh doanh của các công ty kinh doanh sữa trên địa bàn thành phố để minh bạch sản phẩm sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính...


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Như Ngồi Chảo Lửa Người Chăn Nuôi Như Ngồi Chảo Lửa

Tỉnh Đồng Nai, nơi được coi là “vương quốc heo” đang điêu đứng vì giá heo liên tục tụt dốc, từ 52.000 đ/kg nay chỉ còn 42.000 đ/kg. Điều đáng nói, trong khi nhiều mặt hàng như lúa gạo, cá ba sa, cá tra khi giá rớt “đáy” Chính phủ đều có gói giải pháp để cứu, nhưng con heo thì chẳng thấy ai quan tâm.

11/05/2012
Người Khai Phá Vựa Ngô Tây Bắc Người Khai Phá Vựa Ngô Tây Bắc

Ông Lộc Mậu Triển - Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Chiềng Sung đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông Tây Bắc, là người có công đầu đưa Sơn La thành vựa ngô của cả miền Bắc.

13/05/2012
Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

14/05/2012
Mú Con Mang Kinh Tế Về Xóm Biển Mú Con Mang Kinh Tế Về Xóm Biển

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.

15/05/2012
Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

15/05/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.