Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quang Minh Mùa Lúa Chín

Quang Minh Mùa Lúa Chín
Ngày đăng: 07/10/2014

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

Không những vậy, sau thu hoạch lúa Mùa, địa phương đã và đang có nhiều việc làm tích cực, để sản xuất nông nghiệp hứa hẹn những mùa vụ no ấm.

Đến Quang Minh trong không khí nhộn nhịp về trên khắp các cánh đồng lúa chín, chúng tôi cảm nhận rõ nét niềm hân hoan nơi khuôn mặt rám nắng của người dân quê.

Trải qua bao nhọc nhằn “một nắng hai sương”, nay họ thu về mùa vàng no ấm. Đặc biệt, sau thu hoạch lúa Mùa, đây là năm đầu tiên họ cùng chính quyền sở tại bắt tay vào công việc dồn điền, chỉnh trang đồng ruộng để tổ chức lại sản xuất. Và khi nhiều địa phương khác đã hoặc đang thu hoạch lúa Mùa thì Quang Minh đã có những thôn chuẩn bị kết thúc kế hoạch trồng cây vụ Đông...

Kết quả đáng ghi nhận này cùng mùa vàng năng suất chính là minh chứng thuyết phục, để Quang Minh tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình khi trở thành một trong những vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện Bắc Quang.

Với diện tích lúa 2 vụ lớn, chiếm 790,5 ha (riêng vụ lúa Mùa năm 2014 diện tích đạt 433,7 ha) cùng địa hình tương đối bằng phẳng và gần trung tâm huyện, Quang Minh có nhiều lợi thế để trở thành vùng trọng điểm của huyện Bắc Quang về sản xuất lúa.

Thêm vào đó, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ cùng quá trình tích cực đưa giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như: San ưu 63, Nhị ưu 725, Việt lai 20,... của người nông dân đã mang lại cho xã Quang Minh những cánh đồng lúa đạt năng suất bình quân 62,8 tạ/ha.

Đặc biệt, ở Quang Minh, việc sản xuất lúa không chỉ đáp ứng nhu cầu về lương thực hằng ngày hoặc phục vụ mục đích chăn nuôi mà một phần lúa đã dần trở thành hàng hóa, tăng thu nhập cho người trồng (với lợi nhuận ước khoảng 24 triệu đồng/ha).

Ở thời điểm này, khi nhiều địa phương đang thu hoạch lúa Mùa thì ở thôn Khiềm, nhiều hộ dân đã kết thúc quá trình trồng ngô vụ Đông và bón phân, chăm sóc lần thứ nhất. 3 năm trở lại đây, sau thu hoạch lúa Mùa, thôn Khiềm đã trở thành thôn trọng điểm của xã trong sản xuất vụ Đông; với 100% diện tích đất trồng lúa vụ Mùa được chuyển sang trồng ngô và các loại rau vụ đông (trong đó có 16 ha ngô và 3 ha rau các loại).

Và phong trào trồng cây vụ Đông ở thôn Khiềm đã chứng minh giá trị kinh tế cao cho người trồng. Bằng chứng cho thấy, 1 ha cây vụ Đông cho thu nhập bình quân đạt trên 50 triệu đồng.

Nhiều gia đình như chị: Lộc Thị Hường, Hoàng Thị Vấn,... chỉ có từ 2.000-3.400m2 diện tích đất trồng cây vụ Đông nhưng đã cho thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ. Từ thành công này, thôn Khiềm trở thành điểm sáng để nhiều thôn khác trên địa bàn xã như: Quang Tiến, Minh Tâm, Bế Triều,... học tập cách trồng cây vụ Đông, tăng thu nhập hộ tránh tình trạng đất “nghỉ đông” như nhiều năm trước.

Đặc biệt, sau thu hoạch lúa Mùa, đây cũng là năm đầu tiên chính quyền địa phương chủ trương thực hiện phương án: Dồn điền và chỉnh trang đồng ruộng, tổ chức lại sản xuất.

Theo đó, cánh đồng Nà Choòng (diện tích khoảng 5 ha) của thôn Minh Tâm được xã Quang Minh chọn làm thí điểm. Bởi đây là cánh đồng liền vùng, liền khoảnh và có độ cao chênh lệch giữa các thửa ruộng không quá 15 cm, thuận tiện cho quá trình triển khai phương án.

Đồng thời, tiến hành thiết kế đồng ruộng (lô, thửa, hệ thống giao thông, kênh mương, thủy lợi nội đồng) và tổ chức họp, bàn với nhân dân để nhân dân hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi dồn diền, chỉnh trang đồng ruộng chính là việc góp phần giảm chi phí trong sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ vào những mùa vụ tiếp theo...

Nắng chiều nghiêng bóng, nhiều nẻo đường quê thêm tấp nập lượt người chở xe thócvề nhà. Đâu đó, tiếng trẻ thơ vẫn thỏa sức nô đùa trên những cánh đồng vương đầy sắc Thu. Và khuôn mặt in hằn nắng, gió của bao người nông dân vẫn vẹn nguyên nét rạng ngời về một mùa lúa vàng năng suất...

Đặc biệt, với chủ trương đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững của chính quyền sở tại, trong tương lai gần, Quang Minh sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người vượt mốc 23 triệu đồng/người/năm như thời điểm hiện tại, để chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao.


Có thể bạn quan tâm

Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản

Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.

29/07/2014
Phú Yên Được Mùa, Được Giá Cá Ngừ Đại Dương Phú Yên Được Mùa, Được Giá Cá Ngừ Đại Dương

Mấy ngày qua nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trúng mùa lại được giá bán nhờ cách câu mới, là câu vàng thay vì câu bằng đèn cao áp như năm trước. Giá cá ngừ được các doanh nghiệp mua trong khoảng 120.000 - 200.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng tàu cá.

07/04/2014
Diện Tích Treo Ao Cá Tra Tiếp Tục Tăng Ở Đồng Tháp Diện Tích Treo Ao Cá Tra Tiếp Tục Tăng Ở Đồng Tháp

Đến nay, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.114,22ha, đạt 51,8% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất bình quân 341 tấn/ha. Ước 6 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi 1.467ha, đạt 68,2% kế hoạch, sản lượng thu hoạch ước đạt 195.338 tấn, tốc độ thu hoạch bình quân 33.000 tấn/tháng.

07/04/2014
Cho Phép Khai Thác Một Số Loài Hải Đặc Sản Tại Vùng Biển Bình Thuận Cho Phép Khai Thác Một Số Loài Hải Đặc Sản Tại Vùng Biển Bình Thuận

Theo thông báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, kể từ ngày 1/8/2014 đến hết ngày 31/3/2015, các tổ chức cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm: Sò lông, Điệp quạt, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

30/07/2014
Nuôi Cá Trắm Đen Ở Đông Triều (Quảng Ninh) Nuôi Cá Trắm Đen Ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.

07/04/2014