Mô hình bắp lai SK100 năng suất đạt 83 tạ/ha
Theo báo cáo của Hội Nông dân huyện Tây Hòa, mô hình bắp lai SK100 được triển khai trồng tại thị trấn Phú Thứ trên diện tích 2.000m2, với lượng giống 4kg.
Trong thời gian sinh trưởng, cây khỏe mạnh, thân to, chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt, lá bì bao kín, trái to. Cuối vụ năng suất đạt 83 tạ/ha, trong khi bắp đối chứng giống G49 năng suất chỉ đạt 63 tạ/ha. Lợi nhuận mô hình đạt 21,6 triệu đồng/ha, cao hơn bắp đối chứng 10,2 triệu đồng/ha.
Theo Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, giống bắp này trồng được cả 3 vụ trong năm, thích nghi trên nhiều vùng sinh thái và thổ nhưỡng, có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 95 ngày. Sắp tới, công ty phối hợp các địa phương khác trong tỉnh nhân rộng mô hình bắp lai SK100 nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.
Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.
Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.
Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/ 1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ ngày càng xuống cấp, chủ yếu là việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn, đặc biệt là xu thế nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng sẽ làm tăng lượng thuốc, hóa chất gấp 3 lần so với tôm sú.