Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.
Dự án được triển khai với 3 mục tiêu chính: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phá Tam Giang; thúc đẩy việc trao quyền quản lý mặt nước phá Tam Giang cho cộng đồng; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho 2 Quảng Thái, Quảng Lợi trong quản lý cũng như khai thác nguồnlợi thủy sản phá Tam Giang.
Qua thời gian triển khai, dự án đã giúp ngư dân chuyển đổi phương thức khai thác thủy sản; hỗ trợ kinh phí làm mới 20 lồng cá, 5 trộ chuôm cho ngư dân 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi. Hầu hết các lồng cá, trộ chuôm mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với đánh bắt tự nhiên cũng như góp phần thay đổi nhận thức của người dân về đánh bắt nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường trên đầm phá Tam Giang.
Ngoài ra, dự án đã giúp UBND xã Quảng Thái xây dựng phương án trao quyền quản lý mặt nước cho 2 chi hội nghề cá Lai Hà và Trung Làng.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh heo tai xanh đã bùng phát tại tỉnh Long An, địa phương giáp ranh Tiền Giang, ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Thú y (CCTY) Tiền Giang

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

Trong tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức triển khai thả 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, trọng lượng bình quân 95 con/kg.

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.