Đắng Ngắt Tôm Thẻ Chân Trắng
Hiện nay giá tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau đang giảm mạnh, với mức giảm khoảng 20.000 đ/kg, chỉ trong vòng 1 tháng.
Cụ thể theo thông tin từ Sở NN-PTNN Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, giá ngày 28/4 là 102.000 đ/kg, hiện chỉ còn 81.000 đ/kg. Loại 70 con/kg giá 114.000 đ/kg, nay còn 96.000 đ/kg.
Nguyên nhân tôm rớt giá là do năm trước người dân được mùa bội thu, nay đổ xô đầu tư nuôi làm sản lượng tăng đột biến. Nguyên nhân thứ hai là do các thương lái Trung Quốc ngưng mua chất chitin (chất chitin có nhiều trong vỏ và đầu tôm), dẫn đến DNSX chitin không mua vỏ và đầu tôm của các cơ sở chế biến thủy sản. Do đó giá tôm cứ lao dốc từng ngày.
Ông Nguyễn Văn Thư, người phát ngôn của Sở NN-PTNN tỉnh Cà Mau cho biết: Những tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh, người dân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng khá mạnh. Việc tăng sản lượng đột biến là một trong những nguyên nhân làm giảm giá tôm nguyên liệu. Hiện tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp (nắng nóng, mưa chưa đều), ảnh hưởng khá lớn đến nuôi tôm. Bởi thế, tỉnh khuyến cáo người dân chuyển đổi sang nuôi tôm sú ở những nơi có điều kiện, do giá tôm sú ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm
Năm nay, thương lái thu mua tôm hùm thịt ở giá cao nên tôm dạt (loại tôm bị sứt râu, gãy càng, cháy đuôi…) giá cũng rất cao, dao động từ 1 triệu - 1,1 triệu đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước, giá tôm thịt năm nay tăng cao từ 200 – 300 ngàn đồng/kg, ngư dân nuôi tôm thịt rất phấn khởi vì được giá.
Cuối tháng 7/2014, 2 hãng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được tìm thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.
Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.
Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).
Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.