Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.
Dự án được triển khai với 3 mục tiêu chính: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phá Tam Giang; thúc đẩy việc trao quyền quản lý mặt nước phá Tam Giang cho cộng đồng; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho 2 Quảng Thái, Quảng Lợi trong quản lý cũng như khai thác nguồnlợi thủy sản phá Tam Giang.
Qua thời gian triển khai, dự án đã giúp ngư dân chuyển đổi phương thức khai thác thủy sản; hỗ trợ kinh phí làm mới 20 lồng cá, 5 trộ chuôm cho ngư dân 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi. Hầu hết các lồng cá, trộ chuôm mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với đánh bắt tự nhiên cũng như góp phần thay đổi nhận thức của người dân về đánh bắt nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường trên đầm phá Tam Giang.
Ngoài ra, dự án đã giúp UBND xã Quảng Thái xây dựng phương án trao quyền quản lý mặt nước cho 2 chi hội nghề cá Lai Hà và Trung Làng.
Related news

17 hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than - nơi giao nhau với vịnh Nghi Sơn, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang đứng ngồi không yên bởi hiện cá chết hàng loạt. Mấy ngày qua, có người đã phát ốm vì thất thu hàng trăm triệu đồng, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

So với thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá đậu phộng do nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) canh tác ở vùng ruộng trên giảm gần 100.000 đồng/giạ (tương đương 40 lít).

Những ngày cuối tháng 7, các vùng quê huyện Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) đang vào mùa thu hoạch bơ. Nông dân rất phấn khởi vì vụ bơ năm nay được mùa, cho thu nhập cao.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã nuôi thả 15.567ha, trong đó nuôi nội đồng 9.410ha, nuôi mặn lợ 6.159ha.

Ngành chăn nuôi tỉnh Hà Nam hiện có tổng đàn khoảng hơn bốn triệu con gia cầm và 450 nghìn con lợn; hơn 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, công suất hàng triệu tấn/năm. Ðể chăn nuôi có hiệu quả, mới đây UBND tỉnh Hà Nam đã có chủ trương thực hiện mô hình cung ứng thức ăn gia súc, gia cầm đến tận các hộ chăn nuôi với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) Hà Nam, bước đầu mang lại nhiều lợi ích.