Quan Trọng Nhất Là Giống Tốt

Vụ tôm năm nay nhiều nơi thắng lớn, kể cả vụ ba, tuy nhiên, niềm vui này không trọn vẹn, vì chỉ tôm thẻ chân trắng thắng, còn nuôi tôm sú lại tiếp tục thất bại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Tình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Thực tế vụ nuôi tôm năm nay, tôm sú thất bại, trong khi tôm thẻ chân trắng đã thắng lớn. Theo ông, lý do vì sao?
Bà Đặng Thị Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Đại, Bến Tre: Tổng diện tích nuôi tôm biển thâm canh và bán thâm canh quay vòng của huyện đến thời điểm này là 4.782 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng 1.888 ha. Đặc biệt, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng 1.335 ha. Đến nay, sản lượng nuôi thủy sản đã thu hoạch 23.394 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 15.894 tấn, năng suất bình quân tôm sú thâm canh đạt 5,5 tấn/ha, tôm thẻ đạt 10 tấn/ha. Do giá tôm ổn định nên đa số các hộ nuôi đều có lãi, cá biệt nhiều hộ lãi trên 500 triệu đồng. Đặc biệt tôm thẻ chân trắng nuôi khá hiệu quả, thời gian nuôi ngắn chỉ từ 2 – 2,5 tháng, năng suất bình quân 10 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 15 - 17 tấn/ha/vụ. Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng: Ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo “tôm sú vẫn là cái gốc”. Con tôm thẻ tuy hiệu quả nhưng về lâu về dài thì vấn đề đầu ra là một bài toán khó. |
Năm nay, con tôm thẻ chân trắng được mùa là do nhiều yếu tố, trong đó, nổi bật lên hai điểm. Thứ nhất là do năm nay hầu hết giống tôm thẻ đều là giống tốt, tôm bố mẹ sạch bệnh, khi tôm giống tốt sẽ quyết định thắng lợi đến trên 50%. Hơn nữa, vùng trong Nam nuôi tôm thẻ trúng cũng hơn, đặc biệt là những vùng nuôi tôm sú cũ chuyển sang (mọi năm ta quan điểm là tôm thẻ nuôi ở miền Trung tốt hơn). Thứ hai là năm nay thời tiết thay đổi thất thường, nhưng con tôm thẻ thể hiện khả năng chống chịu với môi trường tốt hơn, thích nghi với độ mặn tốt (từ 10-20‰). Hơn nữa, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không phức tạp bằng nuôi tôm sú, đặc biệt là đối với những người đã nhiều năm nuôi tôm sú.
Vậy trong đó liệu còn nguyên do là nuôi tôm thẻ thời gian ngắn hơn nuôi tôm sú, nên mức độ rủi ro cũng thấp hơn không, thưa ông?
Cũng không hẳn thế, vì thời gian nuôi tôm thẻ và tôm sú chênh nhau chỉ khoảng 1-2 tháng. Đối với tôm thẻ, mặc dù thời gian ngắn hơn nhưng mức đầu tư lại lớn hơn. Do vậy, chỉ có những người có tiềm năng về kinh tế, nắm vững kỹ thuật mới dám đầu tư. Đương nhiên, năng suất tôm thẻ cũng rất cao, trung bình là từ 10-15 tấn/ha. Thêm nữa, mức độ nuôi tôm thẻ ít rủi ro hơn vì môi trường nuôi không khắc nghiệt như tôm sú, mật độ nuôi cao nhưng lại ít bệnh hơn.
Năm nay, cũng do thắng lợi lớn nên nhiều người đã tranh thủ thả tôm lấp vụ, theo ý kiến của ông có nên hay không và người dân nên lựa chọn tôm sú hay tôm thẻ?
Có thả tôm lấp vụ hay không cũng phụ thuộc vào từng vùng (vùng đó có làm đồng loạt hay chỉ một vài hộ), tuy nhiên, dù là tôm thẻ hay tôm sú cũng chỉ nên nuôi tối đa là 2 vụ/năm, bởi còn phải cho đất được nghỉ ngơi. Và đối với tôm thẻ chân trắng thì chỉ nuôi được thâm canh, còn tôm sú thì từ quảng canh đến quảng canh cải tiến. Nếu những người có vốn thấp thì nên lựa chọn thả tôm sú, vì chi phí đầu tư thấp hơn, nên rủi ro cũng thấp hơn.
Thả lấp vụ hay thả chính vụ quan trọng nhất vẫn là phải lựa chọn được giống tốt, có như vậy mới đảm bảo được thắng lợi, tránh đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể
Trân trọng cảm ơn ông!
Related news

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.

Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...

Tháng 6/2013, tiến bộ kỹ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao cho gia đình ông Đỗ Tá Dũng ở làng Lạc Thổ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).