Giải pháp nâng cao thu nhập

Trong đó, việc cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả được địa phương quan tâm thực hiện.
Những năm gần đây, chuyện người dân có thu nhập hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhờ trồng cây ăn trái không còn là chuyện hiếm ở xã Long Phú.
Việc chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng các loại cây ăn trái đã nhen nhóm trên địa bàn xã từ vài năm nay, nhưng từ khi Đề án 1.000 được triển khai thực hiện thì việc chuyển đổi ngày càng phát huy hiệu quả.
Ông Trần Văn Quận một trong những hộ đi đầu trong công tác cải tạo vườn tạp ở ấp Long Bình cho biết, cách đây 3 năm gia đình đã mạnh dạn bỏ tiền lên liếp, bơm sình để trồng cam.
Tuy mới thu hoạch đợt 1 trong vụ này nhưng 4 công cam xoàn 500 gốc của gia đình đã cho năng suất khoảng 1 tấn trái, bán cho thương lái với giá 22.000 đồng/kg. Nếu tính hết năng suất cam xoàn của cả vụ, gia đình ông lời hơn 50 triệu đồng.
Có thể thấy, nhờ đẩy mạnh thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả nên đến thời điểm này, toàn bộ 27 ha vườn tạp, vườn kém hiệu quả ở ấp Long Bình 1 đã được chuyển đổi cây trồng mang giá trị kinh tế cao.
Ngoài các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi da xanh thì nông dân còn chủ động kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN trên địa bàn để trồng đu đủ và bắp rau.
Theo ông Hồ Tấn Được, trưởng ấp Long Bình 1, nhờ tận dụng được hết diện tích đất, vì thế mà đời sống của người dân khu vực này ngày càng khấm khá.
Ông Trần Tuấn An, Phó Chủ tịch UBND xã Long Phú, cho biết: “Trong quá trình xây dựng NTM, địa phương đã chú trọng công tác nâng cao thu nhập của người dân. Trong đó cải tạo vườn tạp được xem là một nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian tới xã sẽ thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi và hỗ trợ nguồn vốn vay cho người dân. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo người dân sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích SX”.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.